Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên.

(04/11/2019)

Một số đặc điểm, tình hình trên địa bàn hoạt động của đơn vị

Địa bàn hoạt động của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên, gồm 3 tỉnh vùng Tây Nguyên: Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng, do địa bàn hoạt động của đơn vị nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên, thuộc miền núi Nam Đông Dương, có hành lang tự nhiên thông với các tỉnh Đông Bắc của Vương quốc Campuchia; với hệ thống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ, nên địa bàn hoạt động của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên là vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môi trường sinh thái của cả nước nói chung và toàn vùng Tây Nguyên nói riêng; với hơn 40 dân tộc anh em cùng sinh sống; tổng số hộ gia đình là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 28% tổng số hộ gia đình của 03 tỉnh. Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của 3 tỉnh trong khu vực Nam Tây Nguyên phát triển khá, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu chung tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội được ổn định.

Tuy nhiên, các địa phương trên địa bàn hoạt động của đơn vị còn những khó khăn như: mặt bằng chung về nhận thức, trình độ dân trí còn hạn chế, thu nhập bình quân đầu người/năm còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo bình quân theo tiêu chí đa chiều còn cao so với các khu vực khác của cả nước;đối tượng được hỗ trợ, cứu trợ, cứu đói, đói giáp hạt, thiên tai, học sinh là con em người đồng bào Dân tộc thiểu sinh sống tại khu vực có điều kiện đặc biệt khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội...

Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Nhận thức rõ về đặc điểm, vị trí quan trọng, tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn thực tế của các địa phương thuộc địa bàn hoạt động của đơn vị. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, nhiều cơ chế, giải pháp hiệu quả để thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Nam Tây Nguyên. Vị trí, chức năng của đơn vị là trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia và quản lý nhà nước về hoạt động Dự trữ Nhà nước trên địa bàn 3 tình khu vực Nam Tây Nguyên. Nhiệm vụ chính trị cụ thể của đơn vị là thực hiện chính sách về cứu trợ, cứu đói, đói giáp hạt, thiên tai, học sinh là con em người đồng bào Dân tộc thiểu số được hỗ trợ gạo để đi học; Các hộ gia đình trong vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn về phát triển kinh tế-xã hội (vùng III).

Được sự chỉ đạo nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, sự quan tâm của Đảng ủy và trực tiếp lãnh đạo công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị, trong những năm qua, Cục đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại chúng, cụ thể:

- Các Luật: Dự trữ quốc gia; Luật Tố cáo năm 2018; Luật An ninh mạng; Bộ luật Lao động sửa đổi; Luật Đầu tư công, sửa đổi; Luật Xử lý vi phạm hành chính; Một số Nghị định liên quan về hướng dẫn thi hành luật…

- Phổ biến, quán triệt cho cán bộ, công chức và người lao động trong toàn đơn vị những nội của các Thông tư, văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ và các văn bản liên quan khác về chuyên môn. Định kỳ, thường xuyên duy trì mỗi tháng thực hiện một buổi về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho toàn thể cán bộ, công chức và người lao động trong toàn đơn vị; bình quân mỗi đợt có trên 50 lượt cán bộ, công chức, người lao động tham gia, đồng thời hướng dẫn cán bộ, công chức và người lao động chủ động tìm hiểu, nghiên cứu trên các Trang thông tin của Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, trên báo chí,....

 

Ông Nguyễn Nam Thắng, Cục trưởng Cục DTNN khu vực Nam Tây Nguyên

trả lời phỏng vấn Đài Truyền hình Việt Nam (VTV 8 tại Tây Nguyên)

 

Do thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho toàn thể cán bộ, công chức và người lao động trong toàn đơn vị và công tác phối hợp của hai Chi cục Dự trữ Nhà nước với các cơ quan thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh truyền hình Trung ương, địa phương cùng tham gia và đưa tin) nên hàng vạn tấn gạo và hàng hóa dự trữ quốc gia đã kịp thời chuyển tới đúng đối tượng, đầy đủ về số lượng, chất lượng hàng hóa đảm bảo theo quy định để khắc phục khó khăn sau bão, lũ; hạn hán, mất mùa; lúc đói giáp hạt để ổn định đời sống, phát triển sản xuất; các cháu học sinh vùng khó khăn yên tâm tới trường học tập; giúp người nghèo và hộ gia đình thuộc diện chính sách trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Những việc làm trên của đơn vị được các tổ chức, nhân nhân trên địa bàn hoạt động của Cục hoan nghênh đón nhận, và biết ơn sâu sắc của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên đối Đảng, Nhà nước nói chung và ngành Dự trữ Nhà nước nói riêng. Do làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã giúp cho cán bộ, công chức và người lao động trong toàn đơn vị nên đến thời điểm hiện nay, không có đơn thư khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình giao và nhận; hay dư luận phản ánh về tinh thần, thái độ làm việc của công chức, qua đó đã góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Cục trong thời gian qua.

 

Hình ảnh xuất cấp gạo DTQG cứu trợ, hỗ trợ đến các địa phương của đơn vị năm 2019

 

Một số giải pháp đã thực hiện

- Phối hợp với cấp ủy chi bộ, tổ chức đoàn thể của cơ quan tổ chức một buổi về công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật và một số luật có liên quan theo yêu cầu của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Lắk.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi CBCC, nhất là đối với những người tiếp xúc trực tiếp với người dân, chính quyền địa phương trong công tác giao nhận gạo cứu trợ, hỗ trợ.

- Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng các hoạt động của ngành dự trữ quốc gia; xây dựng hình ảnh dự trữ quốc gia trong nhận thức của cộng đồng.

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm đưa lượng thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, có tính lan tỏa sâu rộng đến nhiều đối tượng.

- Chủ động và tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông trên địa bàn; tạo mối quan hệ mật thiết với các cấp, các ngành, tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn hoạt động của đơn vị.

- Thường xuyên có thông tin, trao đổi thông tin với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương về những hoạt động của ngành dự trữ quốc gia trên địa bàn, thông qua các hoạt động này cũng là một kênh thông tin, tuyên truyền.

- Đối với mỗi CBCC được cử đi trực tiếp giao nhận hàng dự trữ quốc gia là một tuyên truyền viên gặp gỡ, giải thích cho người dân hiểu hơn về các hoạt động của ngành dự trữ quốc gia.

Để tăng cường quản lý dự trữ quốc gia trong tình hình mới tại khu vực Nam Tây Nguyên trong thời gian tới, toàn thể cán bộ, công chức và người lao động trong toàn đơn vị cần nỗ lực hơn nữa để sẵn sàng hoàn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ chính trị được giao.

 

          Lê Trinh - Chi cục Dự trữ Nhà nước Đắk Lắk



Các tin đã đưa ngày: