BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
-----------
Số: 845/TCDT-KHCNBQ
V/v xin ý kiến đối với tiêu chuẩn kỹ thuật thiết bị khoan cắt dự trữ quốc gia
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------------
Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2021
|
Kính gửi: …………………………………………………………….
……….…………………………………………………….
Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021, Tổng cục Dự trữ Nhà nước triển khai xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thiết bị khoan cắt dự trữ quốc gia. Tại nội dung dự thảo quy chuẩn có quy định bộ thiết bị khoan cắt dự trữ quốc gia phải thỏa mãn tiêu chuẩn NFPA 1936 hoặc EN 13204 và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cụ thể sau:
1. Thiết bị cắt thủy lực
- Áp suất làm việc: Không nhỏ hơn 700 bar;
- Khẩu độ mở lớn nhất: Không nhỏ hơn 200 mm;
- Khả năng cắt: Thiết bị cắt thủy lực phải thực hiện cắt đứt được tối thiểu các loại vật liệu như sau:
+ Thép thanh tròn (mác thép CT38 theo TCVN 1765-75 hoặc mác thép có giới hạn chảy và độ bền kéo đứt tương đương mác thép CT38 hoặc mác thép A36 theo tiêu chuẩn NFPA 1936) có kích thước đường kính không nhỏ hơn Ø 38 mm (tương đương cấp A8 theo Tiêu chuẩn NFPA 1936);
+ Thép tấm phẳng (mác thép CT38 theo TCVN 1765-75 hoặc mác thép có giới hạn chảy và độ bền kéo đứt tương đương mác thép CT38 hoặc mác thép A36 theo tiêu chuẩn NFPA 1936) có kích thước chiều dầy không nhỏ hơn 6,3 mm và chiều rộng không nhỏ 152 mm (tương đương cấp B9 theo Tiêu chuẩn NFPA 1936);
+ Thép ống tròn (mác thép S235 theo TCVN 11228-1:2015 (ISO 12633-1: 2011) hoặc mác thép có giới hạn chảy và độ bền kéo đứt tương đương mác thép S235 hoặc mác thép A-53 loại B theo tiêu chuẩn NFPA 1936) có kích thước đường kính ngoài không nhỏ hơn 88 mm và độ dày không nhỏ hơn 5,5 mm (tương đương cấp C8 theo Tiêu chuẩn NFPA 1936);
+ Thép hộp vuông (mác thép S235 theo TCVN 11228-1:2015 (ISO 12633-1: 2011) hoặc mác thép có giới hạn chảy và độ bền kéo đứt tương đương mác thép S235 hoặc mác thép A-500 theo tiêu chuẩn NFPA 1936) có kích thước chiều rộng cạnh không nhỏ hơn 76 mm và độ dày không nhỏ hơn 4,8 mm (tương đương cấp D9 theo Tiêu chuẩn NFPA 1936);
+ Thép góc (mác thép CT38 theo TCVN 1765-75 hoặc mác thép có giới hạn chảy và độ bền kéo đứt tương đương mác thép CT38 hoặc mác thép A36 theo tiêu chuẩn NFPA 1936) có kích thước chiều rộng cạnh không nhỏ hơn 63,5 mm và độ dày không nhỏ hơn 9,5 mm (tương đương cấp E9 theo Tiêu chuẩn NFPA 1936).
- Khối lượng: Không lớn hơn 25 kg.
2. Thiết bị banh thủy lực
- Áp suất làm việc: Không nhỏ hơn 700 bar;
- Khẩu độ mở lớn nhất: Không nhỏ hơn 700 mm;
- Lực banh nhỏ nhất: Không nhỏ hơn 40 kN;
- Lực banh lớn nhất: Không nhỏ hơn 70 kN;
- Lực kéo lớn nhất: Không nhỏ hơn 50 kN;
- Khối lượng: Không lớn hơn 25 kg.
3. Thiết bị kích thủy lực (thiết bị đẩy giãn thủy lực)
- Áp suất làm việc: Không nhỏ hơn 700 bar;
- Chiều dài rút gọn: Không lớn hơn 680 mm;
- Chiều dài lớn nhất: Không nhỏ hơn 1.000 mm;
- Lực đẩy lớn nhất: Không nhỏ hơn 140 kN;
- Khối lượng: Không lớn hơn 25 kg.
4. Thiết bị nêm thủy lực
- Áp suất làm việc: Không nhỏ hơn 700 bar;
- Lực banh lớn nhất: Không nhỏ hơn 210 kN;
- Khoảng mở lớn nhất: Không nhỏ hơn 50 mm;
- Khối lượng: Không lớn hơn 25 kg.
5. Dây dẫn thủy lực
- Áp lực làm việc: Không nhỏ hơn 700 bar;
- Chiều dài/cuộn: Không nhỏ hơn 20 m/cuộn
- Số lượng cuộn: Không nhỏ hơn 02 cuộn;
- Khối lượng 01 cuộn: Không lớn hơn 25 kg;
- Khối lượng 01 cuộn bao gồm cả tang cuốn: Không lớn hơn 35 kg.
6. Bơm thủy lực
- Loại động cơ: Động cơ đốt trong;
- Công suất động cơ: Không nhỏ hơn 2,2 kW;
- Áp suất làm việc: Không nhỏ hơn 700 bar;
- Cung cấp nguồn thủy lực liên tục cho ít nhất 2 thiết bị làm việc đồng thời;
- Khối lượng (bao gồm cả dầu thủy lực, nhiên liệu, dầu máy): Không lớn hơn 50 kg.
Để hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, bảo đảm phù hợp với thực tiễn quản lý; trước khi trình Bộ Tài chính xem xét ban hành, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đề nghị Quý cơ quan, đơn vị, công ty cho ý kiến về các nội dung như sau:
- Việc quy định chỉ tiêu áp suất làm việc của bộ thiết bị khoan cắt dự trữ quốc gia nêu trên có phù hợp với thực tiễn sử dụng thiết bị thủy lực hay không?
- Trên thực tế hiện nay, có sản phẩm thiết bị khoan cắt (cắt phá kim loại) thủy lực sử dụng áp suất làm việc thấp hơn mức 700 bar nhưng thực hiện được khả năng cắt, banh, kích, nêm như thiết bị khoan cắt quy định tại dự thảo quy chuẩn nêu trên hay không. Trường hợp có thiết bị đáp ứng, đề nghị Quý cơ quan, đơn vị, công ty cung cấp thông tin, tài liệu kỹ thuật của các hãng sản xuất thiết bị.
Ý kiến của Quý cơ quan, đơn vị, công ty đề nghị gửi về Tổng cục Dự trữ Nhà nước trước ngày 15/6/2021 theo địa chỉ: Số 4, ngõ Hàng Chuối 1, Phố Hàng Chuối, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội; số điện thoại: (024) 37625631; fax: (080) 46969.
Rất mong được sự quan tâm, phối hợp của Quý cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục (TCT, PTCT phụ trách);
- Lưu: VT, KHCNBQ (15b).
|
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Phạm Vũ Anh
|