Skip Ribbon Commands
Skip to main content
Use SHIFT+ENTER to open the menu (new window).
  
  
  
TrichYeu
  
LinhVucVanBan
  
NguoiKy
  
ChucDanh
  
  
CoQuanBanHanh
  
  
ContentNews
  
Count= 185
Attachment
  
64/2022/TT-BTC
Ban hành Sửa đổi 2: 2022 QCVN 08: 2018/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng (tàu) cao tốc dự trữ quốc gia
Thông tưTạ Anh TuấnThứ trưởng549Bộ Tài chính10/28/2022 2:32 PM

Approved
Attachment
  
134/2018/TT-BTC
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng (tầu) cao tốc dự trữ quốc gia
Thông tưTrần Văn HiếuThứ trưởng548Bộ Tài chính1/23/2019 9:04 AM

Thông tư số 134/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với xuồng (tầu) cao tốc dự trữ quốc gia

Approved
Attachment
  
54/2018/TT-BTC
Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021
Thông tư5478/3/2018 11:46 AM

Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019 - 2021 (file đính kèm).

Approved
Attachment
  
03/2007/QĐ-BTC
Về việc ban hành định mức hao hụt thóc bảo quản dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý
Quyết địnhDự trữ Nhà nướcĐỗ Hoàng Anh TuấnThứ trưởng171Bộ Tài chính6/8/2017 4:06 PM
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 03/2007/QĐ-BTC
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2007                          
 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Về việc ban hành định mức hao hụt thóc bảo quản dự trữ quốc gia

do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng định mức bảo quản hàng dự trữ quốc gia Bộ Tài chính, Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này định mức hao hụt thóc bảo quản dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý (có phụ lục kèm theo).

Các định mức trên căn cứ theo tiêu chuẩn chất lượng thóc nhập kho dự trữ quốc gia tại tiêu chuẩn ngành TCN 04-2004: Thóc dự trữ quốc gia - Yêu cầu kỹ thuật ban hành theo Quyết định số 35/2004/QĐ-BTC ngày 14/4/2004 và quy phạm bảo quản thóc ban hành tại Quyết định số 34/2004/QĐ-BTC ngày 14/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế phần nội dung quy định về định mức hao hụt thóc tại Điều 1 Quyết định số 91/2004/QĐ-BTC ngày 29/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành định mức bảo quản hàng hóa dự trữ quốc gia.

Điều 3. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia, Chánh Văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra thi hành quyết định này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

Approved
Attachment
  
2005/TT-BTC
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia
Thông tưDự trữ Nhà nướcChưa biết166Bộ Tài chính6/8/2017 4:04 PM

 



Approved
Attachment
  
211/2009/TT-BTC
Quy định đấu thầu mua hàng hóa dự trữ Nhà nước trong các đơn vị quản lý dự trữ Nhà nước. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành
Thông tưDự trữ Nhà nướcNguyễn Hữu ChíThứ trưởng ký thay Bộ trưởng148Bộ Tài chính6/8/2017 4:04 PM
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 211/2009/TT-BTC
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 06 tháng 11 năm 2009                          
 

THÔNG TƯ

Quy định đấu thầu mua hàng hoá dự trữ nhà nước trong các đơn vị quản lý dự trữ nhà nước

Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội;

Căn cứ Pháp lệnh Dự trữ quốc gia số 17/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của ủy ban Thường vụ Quốc Hội;

Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002 của ủy ban Thường vụ Quốc Hội;

Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính quy định thực hiện đấu thầu mua hàng hoá dự trữ nhà nước trong các đơn vị quản lý hàng dự trữ nhà nước như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu, thẩm quyền và trách nhiệm trong đấu thầu mua hàng dự trữ nhà nước. Riêng mua lương thực dự trữ nhà nước thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ nhà nước, các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng dự trữ nhà nước sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước mua hàng hoá dự trữ nhà nước theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu cung cấp hàng hoá dự trữ nhà nước.

Điều 3. Chủ đầu tư trong mua hàng dự trữ nhà nước

Chủ đầu tư trong mua hàng dự trữ nhà nước (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư) là người sở hữu vốn hoặc thay mặt chủ sở hữu, người được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng vốn ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ nhà nước. Chủ đầu tư do người có thẩm quyền quyết định khi giao kế hoạch mua hàng dự trữ nhà nước.

Điều 4. Thẩm quyền trong đấu thầu mua hàng hoá dự trữ nhà nước

1. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua hàng hoá dự trữ nhà nước

Người có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật hoặc theo phân cấp của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương) được Chính phủ giao quản lý hàng dự trữ nhà nước.

2. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và xử lý tình huống trong đấu thầu.

Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; xử lý các tình huống trong đấu thầu mua hàng dự trữ nhà nước theo quy định tại Điều 70 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng và thực hiện các công việc khác thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư.

Điều 5. Chi phí trong đấu thầu

1. Nội dung chi phí trong đấu thầu, mức chi, mức giá bán hồ sơ mời thầu, đơn vị tổ chức đấu thầu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

2. Nguồn kinh phí bảo đảm để sử dụng cho quá trình đấu thầu của bên mời thầu được lấy từ nguồn tiền bán hồ sơ mời thầu, nếu thu không đủ chi thì sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị để bù đắp. Trường hợp còn dư được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện công tác đấu thầu.

3. Việc quản lý và sử dụng các khoản chi phí tổ chức đấu thầu và chi phí thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu mua hàng dự trữ nhà nước

1. Căn cứ lập kế hoạch đấu thầu được thực hiện theo quy định, cụ thể như sau:

a) Chỉ tiêu kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao mua hàng dự trữ nhà nước .

b) Quyết định về việc giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ nhà nước của cấp có thẩm quyền;

c) Danh mục, chủng loại hàng hoá dự trữ nhà nước được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

d) Nguồn vốn bố trí để mua hàng hoá dự trữ nhà nước.

đ) Các văn bản pháp lý khác liên quan (nếu có).

2. Kế hoạch đấu thầu được lập cho toàn bộ số lượng, khối lượng hàng hoá dự trữ nhà nước mua trong năm hoặc theo từng Quyết định giao nhiệm vụ mua hàng hoá dự trữ nhà nước bổ sung.

3. Khi lập kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư lập theo mẫu quy định tại Phần III Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/02/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu.

4. Kế hoạch đấu thầu phải được người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này phê duyệt bằng văn bản.

Điều 7. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu mua hàng dự trữ nhà nước

Việc phân các gói thầu mua hàng dự trữ nhà nước phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, chủng loại hàng hoá, địa điểm nhập, bảo đảm tính đồng bộ và quy mô gói thầu hợp lý; không quá nhỏ hoặc quá lớn làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu và được người có thẩm quyền phê duyệt.

Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một lần tổ chức đấu thầu có thể đấu thầu một hoặc nhiều gói thầu độc lập. Nội dung của từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu bao gồm:

1. Tên gói thầu

Tên gói thầu thể hiện tên hàng hoá, số lượng, khối lượng, chủng loại hàng hoá, tính chất kỹ thuật, đơn vị tính, địa điểm nhập kho. Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt (nhiều lô), hoặc địa điểm nhập hàng tại nhiều đơn vị thì trong kế hoạch đấu thầu cần nêu tên của từng phần, tên của từng đơn vị nhập hàng.

Trong trường hợp mời thầu mua hàng hoá đặc chủng, chuyên dùng (cơ yếu, an ninh, quốc phòng) mà cần thiết phải nêu rõ chủng loại, ký mã hiệu, catalog, nhãn hiệu của hàng hoá từ một nước nào đó phải được người có thẩm quyền phê duyệt danh mục theo quy định của Pháp luật.

2. Giá gói thầu

Giá gói thầu mua hàng hoá dự trữ nhà nước là giá trị gói thầu được chủ đầu tư xác định và được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu.

Giá trị gói thầu được xác định trên cơ sở đơn giá mua hàng trên phương tiện bên bán tại cửa kho dự trữ nhà nước của một đơn vị đo lường hàng hoá đó nhân với số lượng, khối lượng hàng hoá;

Giá gói thầu là cơ sở để xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu.

3. Nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước

4. Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu

Nêu rõ hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định từ Điều 18 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu, khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội; phương thức đấu thầu theo quy định tại Điều 26 của Luật Đấu thầu.

5. Thời gian lựa chọn nhà thầu

Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu để bảo đảm tiến độ mua hàng dự trữ nhà nước của gói thầu theo đúng quy định của Luật Đấu thầu; thời gian lựa chọn nhà thầu được tính từ ngày phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng. Trong đó quy định các nội dung:

- Thời gian thông báo mời thầu;

- Thời gian phát hành hồ sơ mời thầu;

- Thời điểm đóng thầu;

- Thời điểm mở thầu;

6. Hình thức hợp đồng

Hình thức trọn gói; giá hợp đồng không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. Việc thanh toán cho nhà thầu có thể một lần hoặc nhiều lần theo thoả thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu nhưng tổng số tiền thanh toán cho nhà thầu đúng bằng giá ghi trong hợp đồng khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

7. Thời gian thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực; khi chủ đầu tư nhận được tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu; thời gian thực hiện hợp đồng phải bảo đảm phù hợp với tiến độ thực hiện gói thầu.

Điều 8. Nguyên tắc xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu mua hàng dự trữ nhà nước

1. Chủ đầu tư căn cứ vào chất lượng hàng hoá mua nhập kho dự trữ nhà nước; giá thị trường phổ biến tại thời điểm mua của các hàng hoá cùng chủng loại hoặc tương tự trên thị trường thế giới, khu vực và trong nước hoặc tham khảo giá mua sắm những vật tư, thiết bị, hàng hoá cùng chủng loại hoặc tương tự của các cơ quan, đơn vị khác (nếu có) hoặc định mức kinh tế - kỹ thuật của hàng hoá mua (nếu có) để xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu trình người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này xem xét, quyết định.

2. Đối với những loại hàng hoá yêu cầu phải thẩm định giá theo quy định của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan phải có thông báo kết quả thẩm định giá bằng văn bản của tổ chức thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

3. Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương được Chính phủ giao quản lý hàng dự trữ nhà nước căn cứ vào dự toán được giao; giá tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc ý kiến tham gia về nguyên tắc xác định giá của Bộ Tài chính (đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ) và tham khảo giá gói thầu do chủ đầu tư xây dựng khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu; chất lượng hàng mua; giá thị trường tại thời điểm và báo cáo thẩm định của đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định để xem xét, quyết định giá gói thầu khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu mua hàng dự trữ nhà nước.

Điều 9. Trình duyệt kế hoạch đấu thầu mua hàng dự trữ nhà nước

1. Trách nhiệm trình duyệt

Chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch đấu thầu lên người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này xem xét, phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức thẩm định.

2. Hồ sơ trình duyệt

a) Văn bản trình duyệt kế hoạch đấu thầu bao gồm những nội dung sau đây:

- Nội dung các công việc liên quan tới gói thầu và căn cứ pháp lý để lập kế hoạch đấu thầu;

- Nội dung kế hoạch đấu thầu theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

b) Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt

- Khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ đầu tư phải gửi kèm theo bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 10. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu

Người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này xem xét, phê duyệt kế hoạch đấu thầu trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trình duyệt của chủ đầu tư, báo cáo thẩm định của cơ quan, tổ chức thẩm định.

Điều 11. Chỉ định thầu

1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Mua hàng hoá dự trữ nhà nước trong các trường hợp được quy định tại điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu và khoản 4 Điều 2 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội; được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.

b) Mua xăng dầu dự trữ nhà nước để phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu;

c) Mua bù ngay (khẩn cấp) những hàng hoá dự trữ nhà nước sau khi xuất bán để bình ổn thị trường, xuất cấp đáp ứng yêu cầu cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, viện trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh;

d) Hàng hoá dự trữ nhà nước có tính đặc thù, tính thời vụ cao, có yêu cầu kỹ thuật bảo quản đặc biệt gồm muối, giống cây trồng, thuốc y tế, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật;

đ) Danh mục hàng hoá dự trữ nhà nước được Thủ tướng Chính phủ cho phép chỉ định thầu;

2. Việc áp dụng hình thức chỉ định thầu phải được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu; giá gói thầu phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp chỉ định thầu quy định tại điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều này (trừ điểm a khoản 1 theo Điều 20 của Luật Đấu thầu) chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này xem xét, quyết định; đối với gói thầu quy định tại điểm đ phải đảm bảo việc chỉ định thầu có hiệu quả hơn đấu thầu

3. Điều kiện chỉ định thầu: khi thực hiện chỉ định thầu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.

4. Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực, kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ theo quy định tại Điều 41 quy trình chỉ định thầu của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.

Điều 12. Thanh toán, thanh lý hợp đồng

1. Hồ sơ thanh toán được quy định trong hợp đồng bao gồm:

Tùy tính chất của hàng hoá để quy định hồ sơ thanh toán trong hợp đồng ký kết cho phù hợp như hoá đơn bán hàng của nhà thầu, danh mục hàng hoá, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hoá, biên bản nghiệm thu hàng hoá và phiếu nhập kho của đơn vị được giao nhập hàng, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) và các tài liệu, chứng từ khác có liên quan.

2. Việc thanh toán chủ đầu tư phải căn cứ vào giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được nêu trong hợp đồng để thanh toán cho nhà thầu, nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Việc thanh toán thực hiện khi hàng hoá dự trữ nhà nước đã nhập kho đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng theo tiến độ nhập hàng, có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định.

- Trường hợp mua hàng dự trữ nhà nước phải nhập khẩu thì thanh toán cho nhà thầu phải phù hợp với điều kiện thanh toán ghi trong hợp đồng nhập khẩu.

3. Việc thanh lý hợp đồng phải được thực hiện xong trong thời hạn 45 ngày kể từ khi chủ đầu tư và nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng; trường hợp gói thầu thật sự phức tạp thì được phép kéo dài thời hạn thanh lý hợp đồng nhưng không quá 90 ngày.

Điều 13. Kiểm tra về đấu thầu

1. Việc kiểm tra đấu thầu được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất (khi có vướng mắc, kiến nghị hoặc thấy cần thiết) theo quyết định của người có thẩm quyền.

2. Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành quản lý hàng hoá dự trữ nhà nước và các đơn vị có liên quan tổ chức kiểm tra về đấu thầu đối với các đơn vị mua hàng hoá dự trữ nhà nước thuộc phạm vi quản lý.

3. Nội dung kiểm tra đấu thầu theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Thủ trưởng các Bộ, ngành được Chính phủ giao quản lý hàng hoá dự trữ nhà nước căn cứ tình hình, đặc thù của bộ, ngành chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện cụ thể; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ và Thông tư này.

2. Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến hoạt động đấu thầu mua hàng hoá dự trữ nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các đơn vị báo cáo về Bộ Tài chính xem xét, giải quyết./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
Nguyễn Hữu Chí

 

Approved
Attachment
  
2009/QĐ-TTg
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Quyết địnhDự trữ Nhà nướcChưa biết145Thủ tướng Chính phủ6/8/2017 4:03 PM
Approved
Attachment
  
195/2009/TT-BTC
Quy định về giao nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia không thu tiền để cứu trợ, hỗ trợ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh
Thông tưDự trữ Nhà nướcNguyễn Hữu Chí142Bộ Tài chính6/8/2017 4:01 PM
BỘ TÀI CHÍNH
Số: 195/2009/TT-BTC
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2009                          
 

THÔNG TƯ

Quy định về giao nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia không thu tiền để cứu trợ, hỗ trợ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh

___________________________________________________

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 ngày 12 tháng 3 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính quy định về giao nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia không thu tiền, để cứu trợ, hỗ trợ, tìm hiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Thông tư này quy định về giao nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng xuất cấp từ nguồn dự trữ quốc gia không thu tiền để cứu trợ, hỗ trợ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh (sau đây gọi chung là xuất cứu trợ, hỗ trợ).

b) Việc xuất hàng sử dụng nội bộ từ nguồn dự trữ quốc gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hoặc ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

2. Thông tư này áp dụng đối với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc giao nhận, quản lý, phân phối hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất kho để cứu trợ, hỗ trợ.

3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp hàng dự trữ quốc gia xuất bán luân phiên đổi hàng, xuất viện trợ nước ngoài và các hoạt động giao, nhận khác không liên quan đến các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Các Bộ, ngành và địa phương” là các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành và địa phương).

2. “Các đơn vị dự trữ quốc gia” là các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các Chi cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc các Bộ, ngành trực tiếp quản lý, bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Căn cứ xuất hàng

1. Hàng dự trữ quốc gia được xuất cấp cho các đơn vị, tổ chức để phục vụ các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định tại điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 196/2004/NĐ-CP ngày 2/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia.

2. Tạm xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp cần thiết phải đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, chống phá hoại, chống bạo loạn; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn; phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ bùng phát, cần phải có lượng hàng đáp ứng ngay, để tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc liên quan trực tiếp đến tính mạng con người, hoặc gây thiệt hại lớn về tài sản, cơ sở vật chất của Nhà nước và của nhân dân, thực hiện theo quy định tại tiết d điểm 2.1 mục II Thông tư số 143/2007/TT-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 2/12/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh dự trữ quốc gia.

3. Để đảm bảo tính kịp thời, trong khi chờ quyết định (bản chính) của cấp có thẩm quyền về xuất hàng dự trữ quốc gia để thực hiện cứu trợ, hỗ trợ, Thủ trưởng các đơn vị dự trữ quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các đơn vị dự trữ trực tiếp xuất hàng được phép sử dụng bản FAX (quyết định), hoặc điện thoại (nếu không nhận được bản FAX) để tổ chức thực hiện xuất hàng dự trữ quốc gia đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

Điều 4. Trách nhiệm của các đơn vị dự trữ quốc gia giao hàng

1. Thủ trưởng các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, khi thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hoặc ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, về xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ ban hành quyết định giao cho các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc Bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ xuất cấp hàng.

2. Các đơn vị dự trữ quốc gia xuất cấp hàng:

Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ xuất cấp hàng, các đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện công tác chuẩn bị xuất hàng theo các nội dung sau:

a) Kiểm tra danh mục hàng hóa, quy cách, số lượng, chất lượng, hồ sơ tài liệu có liên quan.

b) Chuẩn bị nhân lực kiểm tra, giám sát tại các điểm kho xuất hàng; chuẩn bị phương tiện, nhân lực bốc xếp và phương tiện vận chuyển (nếu phải vận chuyển giao hàng).

2. Địa điểm giao hàng

a) Đối với hàng dự trữ quốc gia là lương thực, giống cây trồng, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư thiết bị y tế xuất cấp để cứu trợ, hỗ trợ thì các đơn vị dự trữ quốc gia tổ chức vận chuyển và giao cho các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ nhận hàng, trên phương tiện của đơn vị dự trữ quốc gia giao hàng, tại trung tâm các quận, huyện được cấp hàng cứu trợ, hỗ trợ; hoặc giao hàng trên phương tiện của bên nhận tại cửa kho dự trữ quốc gia theo quyết định phân bổ của Thủ trưởng Bộ, ngành, hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên nguyên tắc đảm bảo thuận tiện và rút ngắn thời gian cho đơn vị nhận hàng.  

b) Đối với các loại hàng dự trữ quốc gia khác (bao gồm cả vật tư, trang thiết bị, phương tiện) được giao trên phương tiện vận chuyển của đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ nhận hàng tại cửa kho dự trữ quốc gia.

c) Trường hợp đặc biệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền, yêu cầu phải vận chuyển để phục vụ nhiệm vụ khẩn cấp, các đơn vị dự trữ quốc gia được huy động, hoặc thuê phương tiện để kịp thời tổ chức vận chuyển, giao hàng đúng địa điểm quy định cho các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ nhận hàng đáp ứng yêu cầu khẩn cấp theo quy định hiện hành.

3. Các đơn vị dự trữ quốc gia giao hàng có trách nhiệm giao cho đơn vị, tổ chức tiếp nhận, đúng chủng loại, đủ về số lượng, chất lượng và thời gian theo quy định.

Trường hợp hàng giao không đủ số lượng, hoặc chất lượng hàng không đảm bảo do nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ cứu trợ, hỗ trợ, thì tùy theo mức độ thiệt hại mà cá nhân, tập thể liên quan phải bồi thường, hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.  

Điều 5. Trách nhiệm của các đơn vị, tổ chức tiếp nhận hàng

1. Các đơn vị, tổ chức nhận hàng dự trữ quốc gia chủ động liên hệ với các đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xuất hàng, để thống nhất thời gian, địa điểm giao nhận hàng, bố trí lực lượng, phương tiện để thực hiện việc tiếp nhận hàng, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và tạo mọi điều kiện để đơn vị dự trữ quốc gia giao hàng trong thời gian nhanh nhất.

2. Các đơn vị, tổ chức nhận hàng có trách nhiệm tiếp nhận và quản lý toàn bộ hàng hóa dự trữ quốc gia đã nhận về số lượng, chất lượng và giá trị số hàng tiếp nhận; phân phối kịp thời cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân được nhận hàng cứu trợ, hỗ trợ theo quyết định phân phối của cấp có thẩm quyền.

Mở sổ kế toán ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình và kết quả tiếp nhận, quản lý, phân phối về số lượng, giá trị, chủng loại, chất lượng hàng được giao cứu trợ, hỗ trợ. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

3. Đơn vị, tổ chức tiếp nhận hàng chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do không kịp thời phân phối hàng ngày sau khi nhận, dẫn đến hàng nhận bị hư hỏng, kém hoặc mất phẩm chất, hoặc không đủ số lượng. Tùy theo mức độ thiệt hại mà cá nhân, hoặc tổ chức liên quan phải bồi thường thiệt hại, hoặc bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Trường hợp các đơn vị, tổ chức (bao gồm cả các đơn vị dự trữ giao hàng và các đơn vị, tổ chức nhận hàng) không đảm bảo được phương tiện vận chuyển hay không đủ lực lượng để thực hiện công tác giao, nhận hàng, phải báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời. Nếu không giao, nhận được hàng mà xảy ra thiệt hại, thì Thủ trưởng Bộ, ngành và địa phương có liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại đó.

Điều 7. Hồ sơ, chứng từ, thủ tục giao nhận

1. Đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp xuất giao hàng phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất kho dự trữ quốc gia, cụ thể như sau:

a) Lập phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia, trong đó ghi rõ hàng xuất cấp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Giá trị hàng xuất cấp được phản ánh theo đơn giá đang theo dõi hạch toán trên sổ kế toán của đơn vị.

b) Lập biên bản giao nhận hàng, trong đó, ghi rõ họ tên, chức vụ người giao, người nhận hàng, đơn vị giao, đơn vị nhận hàng, thời gian, địa điểm, số lượng, giá trị và chất lượng hàng giao nhận (chi tiết theo từng loại danh mục mặt hàng).

c) Trường hợp xuất hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu theo khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, thì ngoài việc lưu giấy giới thiệu người đại diện của đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ nhận hàng, lập hồ sơ thủ tục và ghi theo các nội dung như trên, trong biên bản giao nhận hàng phải ghi rõ số chứng minh nhân dân, hoặc chứng minh thư quân đội, công an (nếu người đó là quân nhân, công an), ngày, tháng, năm cấp và nơi cấp của người nhận hàng, số biển kiểm soát phương tiện vận chuyển và các thông tin cần thiết khác (nếu thấy cần), để tiện theo dõi, quản lý và bổ sung hoàn thiện thủ tục sau này.

d) Đối với vật tư, trang thiết bị khi giao phải kèm theo các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật (nếu có).

2. Người đại diện của đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận hàng phải có đủ các giấy tờ sau:

- Bản chính (hoặc bản sao y bản chính) quyết định phân bổ hàng dự trữ quốc gia của Bộ, ngành, địa phương.

- Giấy giới thiệu (bản chính) của cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận, kèm theo chứng minh nhân dân hoặc chứng minh thư quân đội, công an (nếu người đó là quân nhân, công an).

- Trường hợp tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia để đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, mà các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận chưa có quyết định phân bổ hàng của Bộ, ngành, địa phương, thì chậm nhất sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày ký quyết định phân bổ hàng của Bộ, ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức tiếp nhận hàng có trách nhiệm chuyển trực tiếp quyết định phân bổ hàng cho đơn vị dự trữ quốc gia đã xuất hàng để bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ giao hàng.

Điều 8. Quản lý hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ, hỗ trợ

1. Đối với các đơn vị dự trữ quốc gia xuất hàng.

a) Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền về xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ; căn cứ hồ sơ chứng từ liên quan như hợp đồng, biên bản giao nhận, thanh lý hợp đồng, phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia; các đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp xuất hàng ghi giảm giá trị hàng dự trữ quốc gia tương ứng với số lượng hàng thực tế đã xuất cấp, đồng thời ghi giảm nguồn vốn hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định của chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Riêng đối với hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng theo khoản 2 Điều 3 Thông tư này, các đơn vị dự trữ quốc gia ghi giảm kho hàng dự trữ quốc gia để chuyển sang theo dõi hàng tạm xuất sử dụng.

b) Thực hiện thanh quyết toán các chi phí thực hiện xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ theo quy định tại Thông tư này và quy định tại các văn bản hướng dẫn hiện hành.

c) Kết thúc nhiệm vụ xuất hàng để cứu trợ, hỗ trợ các đơn vị trực tiếp xuất hàng tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, gửi cơ quan quản lý cấp trên. Căn cứ báo cáo của các đơn vị về kết quả xuất cấp hàng, các Bộ, ngành tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Đối với các Bộ, ngành và địa phương được cấp hàng cứu trợ, hỗ trợ.

a) Công tác chỉ đạo thực hiện tiếp nhận, phân phối:

- Thủ trưởng các Bộ, ngành và địa phương được nhận hàng xuất cấp: căn cứ số lượng, giá trị hàng dự trữ quốc gia được cấp, có trách nhiệm phân phối kịp thời (tối đa là 30 ngày) ngay sau khi nhận được quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia của Thủ tướng Chính phủ; giao nhiệm vụ tiếp nhận hàng cho các đơn vị, tổ chức có chức năng, để quản lý và thực hiện phân phối hàng cứu trợ, hỗ trợ (đối với lương thực, muối, giống cây trồng, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư thiết bị y tế), hoặc tiếp nhận để quản lý, sử dụng phục vụ công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn (đối với vật tư, trang thiết bị, phương tiện).

Quyết định phân bổ và danh sách các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận hàng được gửi cho các đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp xuất hàng, để phối hợp thực hiện.

- Các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận hàng: Trong thời hạn tối đa là 20 ngày kể từ ngày các Bộ, ngành và địa phương ký quyết định phân bổ hàng, các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận phải triển khai tiếp nhận đủ số hàng được phân bổ. Quá thời gian quy định trên, các đơn vị dự trữ quốc gia xuất hàng báo cáo cơ quan quản lý cấp trên, để báo cáo Thủ tướng Chính phủ dừng cấp. Trừ trường hợp bất khả kháng, các Bộ, ngành và địa phương phải có văn bản nêu rõ lý do gửi Bộ Tài chính xem xét quyết định.

b) Quản lý hàng dự trữ quốc gia sau khi tiếp nhận, phân phối:

Hàng dự trữ quốc gia xuất thực hiện cứu trợ, hỗ trợ, sau khi tiếp nhận phải được theo dõi, quản lý chặt chẽ; việc phân phối, sử dụng phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục đích. Nghiêm cấm việc bán, đổi hàng để tạo nguồn bù đắp các chi phí, hoặc sử dụng sai mục đích. Cụ thể:

b.1. Đối với hàng dự trữ quốc gia là lương thực xuất để cứu trợ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận, phân phối chủ động phối hợp với các ban, ngành, tổ chức có chức năng liên quan và chính quyền địa phương các cấp, có kế hoạch cụ thể, thực hiện phân phối kịp thời toàn bộ số hàng được cấp đến các đối tượng được cứu trợ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các hồ sơ, chứng từ liên quan đến kết quả tiếp nhận hàng, cơ quan tài chính các cấp ghi bổ sung kinh phí ngân sách nhà nước cấp cứu trợ, hỗ trợ cho địa phương mình theo chế độ kế toán hiện hành, để theo dõi, quản lý. Kết thúc đợt cứu trợ, hỗ trợ, căn cứ kết quả phân phối, các hồ sơ, báo cáo liên quan, để quyết toán giá trị hàng dự trữ quốc gia được cấp cứu trợ, hỗ trợ và lập báo cáo gửi cơ quan quản lý cấp trên.

b.2. Đối với hàng dự trữ quốc gia là hạt giống các loại, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật xuất hỗ trợ địa phương để duy trì phát triển sản xuất, dập dịch, bệnh: Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp nhận khẩn trương và chủ động phối hợp với địa phương được hỗ trợ, tổ chức thực hiện ngay để hỗ trợ nhân dân địa phương kịp thời đẩy nhanh sản xuất đáp ứng nhu cầu thời vụ, hoặc dập dịch, bệnh, ngăn chặn lây lan của dịch bệnh, bảo đảm ổn định đời sống của nhân dân và ổn định xã hội.

Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, các hồ sơ, chứng từ liên quan đến kết quả tiếp nhận hàng, tổ chức tài chính của các cơ quan, đơn vị ghi bổ sung kinh phí ngân sách nhà nước cấp cứu trợ, hỗ trợ cho cơ quan, đơn vị mình theo chế độ kế toán hiện hành, để theo dõi, quản lý. Khi hoàn thành, kết thúc nhiệm vụ cứu trợ, hỗ trợ, căn cứ kết quả thực hiện, các hồ sơ, báo cáo liên quan, để quyết toán giá trị hàng dự trữ quốc gia được cấp cứu trợ, hỗ trợ và lập báo cáo gửi cơ quan tài chính đồng cấp và cơ quan quản lý cấp trên.

Trường hợp không sử dụng hết số hàng đã tiếp nhận (sau khi kết thúc việc cứu trợ, hỗ trợ), các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng như tài sản Nhà nước giao cho Bộ, ngành, địa phương, đơn vị.

b.3. Đối với hàng dự trữ quốc gia là các trang thiết bị, phương tiện, máy móc, hàng cứu hộ, cứu nạn: Thủ trưởng các Bộ, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị được tiếp nhận, quản lý, sử dụng phải thực hiện đúng quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, chế độ quy định hiện hành của Nhà nước về đăng ký, quản lý tài sản, công cụ, dụng cụ đảm bảo khai thác sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.

Trong quá trình quản lý, sử dụng, để đảm bảo chất lượng và sẵn sàng đáp ứng kịp thời mọi tình huống khi có nhu cầu sử dụng, đơn vị thực hiện chế độ bảo quản, bảo dưỡng theo quy trình quy định của Nhà nước và hướng dẫn của các cơ quan quản lý chuyên trách.

Căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, hồ sơ, chứng từ liên quan, tổ chức tài chính của các cơ quan, đơn vị ghi tăng giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ tại cơ quan, đơn vị mình theo chế độ kế toán quy định, thực hiện quản lý theo chế độ quy định và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Đồng thời lập báo cáo kết quả thực hiện tiếp nhận hàng xuất cấp gửi cơ quan tài chính đồng cấp và cơ quan quản lý cấp trên.

b.4. Riêng đối với hàng dự trữ quốc gia tạm xuất sử dụng theo khoản 2 Điều 3 Thông tư này, các cơ quan, đơn vị nhận hàng hạch toán trên tài khoản ngoài bảng (tài khoản nhờ giữ hộ) và phản ảnh trên các sổ kế toán liên quan để theo dõi, quản lý đến khi giao hàng nhập lại kho dự trữ quốc gia theo chế độ quy định.

b.5. Trong quá trình quản lý, phân phối, sử dụng nếu xảy ra trường hợp bị mất, hư hỏng, các Bộ, ngành và địa phương phải thành lập Hội đồng để xử lý như đối với hàng hóa, tài sản của Bộ, ngành và địa phương mình theo các quy định và hướng dẫn hiện hành.

c. Quyết toán và báo cáo kết quả tiếp nhận, sử dụng hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ.

- Quyết toán kinh phí thực hiện cứu trợ, hỗ trợ: sau khi kết thúc việc cứu trợ, hỗ trợ, các Bộ, ngành và địa phương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, quản lý sử dụng hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ, căn cứ chế độ quy định và hướng dẫn hiện hành lập báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện cứu trợ, hỗ trợ để xem xét phê duyệt.

Đối với các chi phí quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ phục vụ hoạt động của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ và của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, thực hiện quyết toán theo quy định và hướng dẫn riêng.

- Báo cáo kết quả tiếp nhận, sử dụng hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ: các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện theo quy định và hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 9. Chi phí, nguồn kinh phí và quyết toán kinh phí thực hiện

Chi phí thực hiện giao, nhận hàng dự trữ quốc gia xuất cấp, để cứu trợ, hỗ trợ theo Điều 3 Thông tư này bao gồm toàn bộ chi phí xuất kho và các chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, vận chuyển, giao, nhận, phân phối hàng dự trữ quốc gia xuất cấp.

1. Nội dung và mức chi.

a) Đối với các đơn vị dự trữ quốc gia xuất giao hàng.

Nội dung và mức chi đối với các đơn vị dự trữ quốc gia xuất giao hàng, thực hiện theo quy định và hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính.

Các đơn vị dự trữ quốc gia xuất giao hàng lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hướng dẫn hiện hành.

b) Đối với các đơn vị, tổ chức tiếp nhận hàng thuộc các Bộ, ngành và địa phương được Nhà nước cấp hàng.

Toàn bộ các chi phí liên quan trong quá trình thực hiện, từ khâu tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, quản lý, phân phối hàng đến đối tượng sử dụng; các chi phí thu hồi, bảo dưỡng kỹ thuật và chi phí bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi đảm bảo chất lượng hàng dự trữ nhập lại kho (do bị hỏng hóc, kém chất lượng) đối với máy móc, thiết bị, phương tiện tạm xuất tái nhập lại kho dự trữ quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này do Bộ, ngành và địa phương đảm bảo để thực hiện.

Thủ trưởng các Bộ, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước quy định, phê duyệt nội dung và mức chi để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

c) Nội dung chi phí quy định tại Thông tư này không áp dụng đối với các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, ứng phó thiên tai, thảm họa và chi phí liên quan trong quản lý, sử dụng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nội vụ.

2. Nguồn kinh phí thực hiện.

Kinh phí đảm bảo thực hiện các nội dung chi phí quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các Bộ, ngành và địa phương.

3. Quản lý kinh phí thực hiện.

Thủ trưởng các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ, hạch toán kịp thời, đầy đủ vào sổ kế toán, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền và thực hiện thanh, quyết toán theo chế độ quy định hiện hành.

Điều 10. Chế độ báo cáo

1. Hình thức báo cáo và kỳ báo cáo

a) Hình thức báo cáo: báo cáo bằng văn bản.

b) Kỳ báo cáo: thực hiện báo cáo theo vụ việc (sau khi kết thúc việc cứu trợ, hỗ trợ theo từng quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hoặc ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ) và báo cáo năm.

c) Trường hợp đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các Bộ, ngành, địa phương thực hiện báo cáo theo quy định.

2. Trách nhiệm và thời gian gửi báo cáo.

a) Báo cáo xuất cấp hàng.

- Thủ trưởng các đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp xuất hàng: căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ xuất hàng dự trữ quốc gia để thực hiện cứu trợ, hỗ trợ và kết quả thực hiện có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận chức năng của đơn vị tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện gửi cơ quan quản lý cấp trên.

Thời gian gửi báo cáo: báo cáo theo vụ việc chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc xuất hàng và hai bên ký biên bản giao nhận hàng; báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 1 năm sau.

- Thủ trưởng các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia: căn cứ báo cáo của các đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp xuất hàng, có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị có chức năng tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức triển khai và kết quả thực hiện gửi Bộ Tài chính, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian gửi báo cáo: đối với báo cáo theo vụ việc, chậm nhất sau 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của các đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp xuất cấp hàng và báo cáo năm gửi trước ngày 25 tháng 1 năm sau.

b) Báo cáo tiếp nhận, quản lý, phân phối sử dụng hàng cứu trợ, hỗ trợ.

- Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng cứu trợ, hỗ trợ: căn cứ số lượng và giá trị hàng được cơ quan có thẩm quyền giao, kết quả thực tế tiếp nhận, quản lý, phân phối, sử dụng có trách nhiệm chỉ đạo đơn vị tổng hợp báo cáo gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp về kết quả tiếp nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, hỗ trợ.

Thời gian gửi báo cáo: đối với báo cáo theo vụ việc chậm nhất sau 10 ngày kể từ khi kết thúc việc cứu trợ, hỗ trợ và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 1 năm sau.

- Sở Tài chính các địa phương, hàng năm căn cứ báo cáo của các đơn vị, tổ chức được giao nhiệm vụ tiếp nhận, phân phối, sử dụng về số lượng, giá trị hàng được Nhà nước cấp cứu trợ, hỗ trợ có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết quả tình hình tiếp nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng cứu trợ, hỗ trợ của địa phương và hạch toán phần giá trị của địa phương mình nhận vào kinh phí Trung ương cứu trợ, khi báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm.

- Thủ trưởng các Bộ, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Nhà nước cấp hàng có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ, ngành và địa phương mình, căn cứ báo cáo của các đơn vị về kết quả tiếp nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ tổng hợp gửi Bộ Tài chính, để phối hợp quản lý và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thời gian gửi báo cáo: đối với báo cáo theo vụ việc chậm nhất sau 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của các đơn vị và báo cáo năm gửi trước ngày 25 tháng 1 năm sau.

3. Mẫu biểu báo cáo và hướng dẫn lập báo cáo.

- Mẫu biểu báo cáo:

+ Các đơn vị dự trữ quốc gia xuất cấp hàng, tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ theo mẫu số 01/BC-THXC kèm theo Thông tư này.

+ Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị được cấp hàng cứu trợ, hỗ trợ, tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả thực hiện theo mẫu số 02/BC-TNPP kèm theo Thông tư này.

Đối với các Bộ, ngành và địa phương được tiếp nhận, quản lý sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp là các trang thiết bị, phương tiện, máy móc có thời gian sử dụng trên một năm, hàng năm ngoài việc báo cáo tiếp nhận, sử dụng hàng dự trữ để cứu trợ, hỗ trợ của năm báo cáo theo mẫu số 02/BC-TNPP, có trách nhiệm báo cáo tình hình quản lý, sử dụng các trang thiết bị, phương tiện máy móc đã tiếp nhận, quản lý, sử dụng từ những năm trước theo mẫu số 03/BC-QLSD kèm theo Thông tư này, để phối hợp quản lý.

- Hướng dẫn lập báo cáo:

+ Căn cứ lập: các quyết định giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền về xuất cấp, tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ; tình hình triển khai tổ chức thực hiện; kết quả thực hiện và hồ sơ chứng từ liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xuất cấp, tiếp nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, hỗ trợ.

+ Yêu cầu: Báo cáo phải phản ánh trung thực, chính xác; chi tiết cụ thể theo từng loại hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp, hoặc tiếp nhận, phân phối (ví dụ, như đối với nhà bạt, chi tiết theo từng loại nhà bạt: loại 60m2, loại 24,75 m2 và 16 m2,…) và chi tiết đến cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp hàng cứu trợ, hỗ trợ; đồng thời đánh giá được tình hình và kết quả thực hiện.

Báo cáo lập đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng thời gian theo quy định tại Thông tư này.

4. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình xuất cấp, tiếp nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng cứu trợ, hỗ trợ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh.

Điều 11. Thanh tra, kiểm tra, giám sát

1. Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương để giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong việc tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng hàng sau khi xuất kho dự trữ quốc gia và xử lý vi phạm pháp luật phát hiện qua kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền.

Các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện đối với các đơn vị thuộc Bộ, ngành mình, tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính.

2. Cục Dự trữ khu vực chịu trách nhiệm:

- Thực hiện kiểm tra việc tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất kho thuộc phạm vi địa bàn quản lý;

- Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Nhà nước cấp hàng về kế hoạch kiểm tra để chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp thực hiện; tham gia giám sát việc tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất kho theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc tiếp nhận, phân phối, quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia, để thực hiện giám sát theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác tiếp nhận, quản lý, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất kho để cứu trợ, hỗ trợ chịu trách nhiệm thi hành.

Điều 13. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 09/2006/TT-BTC ngày 09/2/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản, xử lý hàng cứu hộ, cứu nạn sau khi xuất kho dự trữ quốc gia.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
(Đã ký)
 
 
Nguyễn Hữu Chí

 

Approved
Attachment
  
38/2009/QH12
Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
LuậtĐầu tưNguyễn Phú TrọngChủ tịch quốc hội132Quốc hội6/8/2017 4:00 PM
QUỐC HỘI
Số: 38/2009/QH12
 
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2009                          
 

LUẬT

Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan

đến đầu tư xây dựng cơ bản

 ___________________________

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật xây dựng số 16/2003/QH11, Luật đấu thầu số 61/2005/QH11, Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật đất đai số 13/2003/QH11 và Luật nhà ở số 56/2005/QH11.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng

1. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau: 

“Điều 7. Năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng

1. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực hoạt động xây dựng, hành nghề xây dựng được tham gia các hoạt động sau:

a) Tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng, lập và thẩm định dự án đầu tư, thiết kế xây dựng, định giá xây dựng, giám sát thi công và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

b) Khảo sát xây dựng công trình;

c) Thi công xây dựng công trình;

d) Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng;

đ) Kiểm định chất lượng công trình xây dựng;

e) Chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực công trình xây dựng và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.

2. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có năng lực hành nghề xây dựng được xác định theo cấp bậc trên cơ sở trình độ chuyên môn do một tổ chức chuyên môn đào tạo xác nhận, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định.

Cá nhân hoạt động tư vấn thiết kế quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công, khảo sát xây dựng công trình phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp và phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc của mình.

3. Tổ chức hoạt động xây dựng phải có năng lực hoạt động xây dựng được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và năng lực quản lý của tổ chức.

4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có đủ năng lực quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.

5. Chính phủ quy định cụ thể về năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề xây dựng của cá nhân và việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng cho cá nhân.”

2. Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 40. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;

b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;

c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án;

d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.

2. Khi việc điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án, vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định; trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án, không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được tự quyết định.

3. Nội dung điều chỉnh dự án phải được thẩm định trước khi quyết định.”

3. Bổ sung Điều 40a vào sau Điều 40 như sau:

“Điều 40a. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải được giám sát, đánh giá phù hợp với từng loại nguồn vốn:

a) Đối với dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá toàn bộ quá trình đầu tư theo nội dung và các chỉ tiêu đã được phê duyệt;

b) Đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với các quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư và bảo vệ môi trường.

2. Chính phủ quy định cụ thể nội dung giám sát, đánh giá và việc tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình .”

4. Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 43. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án, phù hợp với nguồn vốn sử dụng và giai đoạn đầu tư.

2. Nhà nước thực hiện quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, hướng dẫn phương pháp lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng công bố định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và các thông tin liên quan để chủ đầu tư tham khảo xác định chi phí đầu tư.

3. Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi công trình được đưa vào khai thác, sử dụng.

Chủ đầu tư được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn để thực hiện việc lập, thẩm tra và kiểm soát chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nguồn vốn sử dụng, điều kiện cụ thể của công trình xây dựng.”

5. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54. Các bước thiết kế xây dựng công trình

1. Thiết kế xây dựng công trình gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế. Thiết kế cơ sở được lập trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; các bước thiết kế tiếp theo được lập trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Tùy theo quy mô, tính chất và mức độ phức tạp của công trình cụ thể, thiết kế xây dựng công trình có thể thực hiện theo nhiều bước. Người quyết định đầu tư quyết định các bước thiết kế khi phê duyệt dự án.

3. Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình.”

6. Điều 55 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 55. Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng

1. Công trình công cộng có quy mô lớn, có yêu cầu kiến trúc đặc thù phải được tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; người quyết định đầu tư quyết định việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình; đối với công trình khác thì việc thi tuyển hoặc tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình do chủ đầu tư quyết định.

2. Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình được tính vào tổng mức đầu tư của công trình xây dựng.

3. Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn được bảo hộ quyền tác giả, được ưu tiên lựa chọn để lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.”

7. Điều 59 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 59. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

1. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.

2. Người quyết định đầu tư tự chịu trách nhiệm về việc thẩm định thiết kế cơ sở và các nội dung khác của dự án khi thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình để phê duyệt dự án; trong trường hợp cần thiết, người quyết định đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan về thiết kế cơ sở.

Trong nội dung phê duyệt dự án phải xác định rõ các giải pháp thiết kế cơ sở cần tuân thủ và các giải pháp thiết kế cơ sở cho phép chủ đầu tư được thay đổi trong các bước thiết kế tiếp theo.

3. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt các bước thiết kế tiếp theo phù hợp với thiết kế cơ sở đã được duyệt.

4. Chính phủ quy định cụ thể nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình.”

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đấu thầu.

1. Khoản 30 và khoản 39 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“30. Giá đánh giá là giá được xác định trên cùng một mặt bằng về các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thương mại và được dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC. Giá đánh giá bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng.”

“39. Thẩm định đấu thầu là việc kiểm tra, đánh giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở cho người có thẩm quyền hoặc chủ đầu tư xem xét, quyết định theo quy định của Luật này. Việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu không phải là đánh giá lại hồ sơ dự thầu.”

2. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 11. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu

1. Nhà thầu khi tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 của Luật này phải bảo đảm các yêu cầu sau đây về tính cạnh tranh:

a) Nhà thầu tham gia đấu thầu phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;

b) Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với nhà thầu thực hiện hợp đồng;

c) Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư dự án.

2. Chính phủ quy định cụ thể về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu.”

3. Bổ sung khoản 18 và khoản 19 vào Điều 12 như sau:

“18. Bên mời thầu không bán hồ sơ mời thầu cho nhà thầu theo thời gian được xác định tại thông báo mời thầu, thư mời thầu.

19. Sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước có đủ khả năng thực hiện và đáp ứng yêu cầu thực hiện gói thầu.”

4. Điểm c, điểm đ khoản 1 và khoản 3 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

c) Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia; gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia;

đ) Gói thầu có giá trị trong hạn mức được chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.”

“3. Trước khi thực hiện chỉ định thầu đối với các gói thầu quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, dự toán đối với gói thầu phải được phê duyệt theo quy định của pháp luật; đối với gói thầu quy định tại điểm đ còn phải bảo đảm việc chỉ định thầu hiệu quả hơn đấu thầu.”

5. Khoản 1 và khoản 3 Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu phải được thể hiện thông qua tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp đối với gói thầu dịch vụ tư vấn hoặc các nội dung để xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC.”

“3. Đối với gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp, gói thầu EPC thì sử dụng phương pháp chấm điểm hoặc phương pháp đánh giá theo tiêu chí “đạt”, “không đạt” để đánh giá về kỹ thuật; khi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật là thang điểm, phải xác định mức yêu cầu tối thiểu về kỹ thuật, bảo đảm không được quy định thấp hơn 70% tổng số điểm về kỹ thuật; trường hợp yêu cầu về kỹ thuật cao thì mức yêu cầu tối thiểu không được quy định thấp hơn 80%; đối với các hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về kỹ thuật thì căn cứ vào giá đánh giá trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất.

Chính phủ quy định cụ thể về đánh giá hồ sơ dự thầu.”

6. Khoản 5 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu tối đa là bốn mươi lăm ngày đối với đấu thầu trong nước, sáu mươi ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày mở thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu.”

7. Điểm a khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Căn cứ tính chất, quy mô của gói thầu, việc sơ tuyển nhà thầu được thực hiện trước khi tổ chức đấu thầu rộng rãi nhằm chọn được các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu.”

8. Khoản 2 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu

Hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”. Hồ sơ dự thầu nộp sau thời điểm đóng thầu là không hợp lệ và bị loại.”

9. Điểm b khoản 2 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“b) Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC thì xác định giá đánh giá trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; đối với gói thầu dịch vụ tư vấn thì đánh giá tổng hợp để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu; riêng gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu về kỹ thuật cao thì xem xét đề xuất về tài chính đối với nhà thầu xếp thứ nhất về kỹ thuật.”

10. Khoản 4 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“4. Có giá đánh giá thấp nhất trên cùng một mặt bằng;”

11. Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 39. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu

1. Bên mời thầu phải lập báo cáo về kết quả đấu thầu trình chủ đầu tư xem xét, quyết định và gửi đến cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thẩm định.

2. Cơ quan, tổ chức thẩm định có trách nhiệm lập báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo của bên mời thầu để trình chủ đầu tư xem xét, quyết định.”

12. Khoản 1 Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu trên cơ sở báo cáo về kết quả đấu thầu và báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu.”

13. Khoản 1 Điều 41 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Việc thông báo kết quả đấu thầu được thực hiện ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của chủ đầu tư.”

14. Khoản 3 Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư xem xét, lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo; trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì xem xét xử lý tình huống theo quy định.”

15. Khoản 2 Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Căn cứ vào quyết định của chủ đầu tư, bên mời thầu có trách nhiệm thông báo đến các nhà thầu tham gia đấu thầu về việc hủy đấu thầu.”

16. Điều 46 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 46. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng

1. Hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

3. Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu.”

17. Khoản 2 và khoản 3 Điều 57 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được chủ đầu tư xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài quy định trong hợp đồng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng; trường hợp thỏa thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này.”

18. Điều 60 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 60. Trách nhiệm của người có thẩm quyền

1. Quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm cả hình thức chỉ định thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.

2. Phê duyệt kế hoạch đấu thầu.

3. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu.

4. Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định tại Điều 75 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Huỷ, đình chỉ cuộc thầu hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan.

6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.”

19. Bổ sung các khoản 13, 14 và 15 vào Điều 61 như sau:

“13. Phê duyệt hồ sơ mời thầu.

14. Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

15. Quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu.”

20. Điểm c khoản 1 Điều 70 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“c) Chủ đầu tư là người quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”

21. Điểm a và điểm c khoản 1 Điều 75 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Điều 12 của Luật này; nhà thầu trúng thầu nhưng cố tình không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng không ký; nhà thầu đã ký hợp đồng nhưng cố tình không thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng; nhà thầu thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC không bảo đảm chất lượng và tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng;”

“c) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này hoặc có từ ba hành vi vi phạm trở lên bị cảnh cáo theo quy định tại điểm a khoản này.”

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 170 của Luật doanh nghiệp như sau:

“a) Đăng ký lại và tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; việc đăng ký lại được thực hiện trong thời hạn năm năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực; ”

Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.

1. Khoản 20 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“20. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

2. Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”

3. Điều 48 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 48. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại thống nhất trong cả nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành; đối với nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ xác nhận quyền sở hữu vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản này khi có yêu cầu của chủ sở hữu.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng và pháp luật về dân sự trước ngày 01 tháng 8 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này; trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang loại giấy mới theo quy định của Luật này và không phải nộp lệ phí.

Khi chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì người nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Trường hợp chưa được cấp một trong các loại giấy chứng nhận quy định tại khoản này thì thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

3. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 49 như sau:

“10. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.”

5. Điều 52 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 52. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài.

2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.

3. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại khoản 1 Điều này được ủy quyền cho cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cùng cấp.

Chính phủ quy định cụ thể điều kiện được ủy quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

4. Cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh và cấp huyện là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các thủ tục trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

6. Thay cụm từ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại tên của Mục 5 Chương II, tại khoản 3 Điều 4, các điều 6, 42, 43, 46, 47, 49, 50, 51, 90, 105, 106, 119, 122, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131, 136, 144 và 146 của Luật đất đai bằng cụm từ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

7. Bãi bỏ Điều 123 của Luật đất đai.

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhà ở.

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 132 như sau:

1. Đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.”

2. Thay cụm từ “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở” tại các điều 10, 21, 22, 36, 57, 78, 93, 95, 125, 139 và khoản 2 Điều 66, điểm b khoản 2 Điều 106 của Luật nhà ở bằng cụm từ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

3. Thay cụm từ “một trong các giấy tờ quy định tại Điều 15 của Luật này” tại khoản 3 Điều 66 của Luật nhà ở bằng cụm từ “giấy tờ chứng minh tạo lập hợp pháp”.

4. Thay cụm từ “theo trình tự quy định tại Điều 16 của Luật này” tại khoản 5 Điều 93 của Luật nhà ở bằng cụm từ “theo quy định của Chính phủ”.

5. Bỏ cụm từ “theo quy định của Luật này” tại khoản 6 Điều 21, khoản 1 Điều 22, điểm b khoản 2 Điều 106, khoản 2 Điều 125 của Luật nhà ở.

6. Bỏ cụm từ “theo quy định tại Điều 16 của Luật này” tại khoản 3 Điều 105 của Luật nhà ở.

7. Bãi bỏ các điều 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 127, 128, 130, 138 và 152 của Luật nhà ở.

Điều 6.

Chính phủ hướng dẫn thống nhất áp dụng các thuật ngữ có cùng nội dung nhưng có tên gọi khác nhau trong các luật liên quan đến đến đầu tư xây dựng cơ bản.

Điều 7.

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2009.

2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2009./.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
 
(Đã ký)
 
Nguyễn Phú Trọng

 

Approved
Attachment
  
02/2016/TT-TTCP
Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính
Thông tư54511/10/2016 11:07 AM

Thông tư số 02/2016/TT-TTCP ngày 20/10/2016 về việc việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính

Approved
Attachment
  
82/2016/TT-BTC
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 211/2013/TT-BTC ban hành ngày 30/12/2013 của Bộ Tài Chính quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ
Thông tưNguyễn Hữu ChíThư trưởng544Bộ Tài chính7/4/2016 8:41 AM

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 211/2013/TT-BTC ban hành ngày 30/12/2013 của Bộ Tài Chính quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ

Approved
Attachment
  
59/2015/TT-BLĐTBXH
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thông tư543Bộ và cơ quan ngang bộ2/1/2016 10:39 AM

Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc (file đính kèm).

 

Approved
Attachment
  
10/2015/TT-BKHĐT
Về việc quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Thông tư54211/20/2015 10:53 AM

Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu (xem theo file đính kèm).

 

Approved
Attachment
  
161/2015/TT-BTC
Quy định về định mức chi phí bảo quản và định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.
Thông tư541Bộ Tài chính10/27/2015 4:22 PM

Thông tư số 161/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về định mức chi phí bảo quản và định mức hao hụt hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.

 

Approved
Attachment
  
160/2015/TT-BTC
Quy định về định mức chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.
Thông tư540Bộ Tài chính10/27/2015 4:18 PM

Thông tư số 160/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về định mức chi phí nhập, chi phí xuất hàng dự trữ quốc gia do Tổng cục Dự trữ Nhà nước trực tiếp quản lý.

Approved
Attachment
  
109/2015/TT-BTC
Quy định về định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho và chi phí bảo quản hạt giống lúa, hạt giống ngô dự trữ quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
Thông tư539Bộ Tài chính8/6/2015 3:52 PM

Thông tư số 109/2015/TT-BTC ngày 22/07/2015 của Bộ Tài chính Quy định về định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho và chi phí bảo quản hạt giống lúa, hạt giống ngô dự trữ quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý (file đính kèm)

 

Approved
Attachment
  
03/2015/TT-BKHĐT
Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp
Thông tư538Bộ và cơ quan ngang bộ7/24/2015 2:06 PM

Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp

 

 

Approved
Attachment
  
79/2015/TT-BTC
Quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính
Thông tư537Bộ Tài chính7/15/2015 3:20 PM

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------------

Số: 79/2015/TT-BTC

      

                 Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2015

 

 

 

 

THÔNG TƯ

Quy định về kiểm tra và xử lý

văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính

---------------------

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật và Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế;

Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành quy chế làm việc của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả công tác kiểm tra việc thực hiện văn bản theo quy định của Nghị định số 99/2006/NĐ-CP ngày 15/9/2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Việc kiểm tra văn bản không phải văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

3. Việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

2. Tổ chức pháp chế thuộc các Tổng cục (và tương đương), người làm công tác pháp chế tại các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính.

3. Tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính.

Điều 3. Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra và xử lý

1. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành dưới hình thức Thông tư và Thông tư liên tịch với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Văn bản do Bộ Tài chính ban hành hoặc liên tịch ban hành có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có thể thức, nội dung như văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ do Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài chính ban hành.

3. Văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành có quy định liên quan đến lĩnh vực tài chính.

Điều 4. Cộng tác viên kiểm tra văn bản

1. Cộng tác viên kiểm tra văn bản về tài chính là người được lựa chọn trong số các chuyên gia tài chính có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kiểm tra văn bản tài chính, do người đứng đầu cơ quan kiểm tra văn bản ký hợp đồng cộng tác, hoạt động theo cơ chế khoán việc hoặc hợp đồng có thời hạn, chịu sự quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản.

2. Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, tổ chức pháp chế thuộc các Tổng cục (và tương đương), người làm công tác pháp chế ở các Cục, Vụ thuộc Bộ tham mưu và đề xuất Bộ trưởng, Thủ trưởng đơn vị lựa chọn ký hợp đồng cộng tác, hoạt động theo quy định hoặc hợp đồng có thời hạn, chịu sự quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ và thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra văn bản.

3. Tiêu chuẩn của cộng tác viên kiểm tra văn bản:

a) Có trình độ, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về một hoặc các lĩnh vực tài chính;

b) Có kinh nghiệm về công tác xây dựng và kiểm tra văn bản;

c) Có thâm niên công tác thuộc lĩnh vực được giao từ 03 năm trở lên.

Điều 5. Cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật

1. Công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu kiểm tra văn bản là việc hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát để xác lập cơ sở pháp lý xác định nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra; các kết quả kiểm tra và xử lý văn bản; các thông tin về nghiệp vụ kiểm tra và các thông tin, tài liệu, dữ liệu khác phục vụ cho công tác kiểm tra văn bản.

Việc phân loại, sắp xếp cơ sở dữ liệu phải được thực hiện khoa học và từng bước tin học hóa theo khả năng và điều kiện kinh phí cho phép để tiện quản lý, tra cứu, sử dụng.

2. Vụ Pháp chế Bộ Tài chính, tổ chức pháp chế thuộc các Tổng cục (và tương đương), người làm công tác pháp chế ở các Cục, Vụ thuộc Bộ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị để xác lập cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra văn bản của Bộ Tài chính và của đơn vị.

3. Việc sử dụng cơ sở dữ liệu phải được liên thông, chia sẻ giữa các đơn vị thuộc Bộ và thường xuyên cập nhật trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính (do Cục Tin học và Thống kê tài chính phối hợp với Vụ Pháp chế quản lý) để phục vụ công tác kiểm tra văn bản chung của Bộ Tài chính.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN

Mục 1. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN DO BỘ TÀI CHÍNH BAN HÀNH

Điều 6. Trách nhiệm kiểm tra và xử lý văn bản

1. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ có trách nhiệm:

a) Tổ chức kiểm tra đối với các văn bản do đơn vị chủ trì soạn thảo;

b) Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu sai phạm phải phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ và các đơn vị có liên quan (nếu văn bản do Vụ Pháp chế Bộ chủ trì soạn thảo thì phối hợp với các đơn vị) để đề xuất và dự thảo nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản có dấu hiệu trái pháp luật (nếu cần);

c) Giao tổ chức pháp chế ở các Tổng cục (và tương đương), người làm công tác pháp chế ở các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính chủ trì giúp Thủ trưởng đơn vị thực hiện nhiệm vụ tại Thông tư này và tổng hợp báo cáo Bộ kết quả thực hiện của đơn vị theo quy định.

2. Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ có trách nhiệm:

a) Tham gia xử lý, giải trình và theo dõi kết quả tự kiểm tra và xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Bộ;

b) Trình Bộ xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật theo đề nghị của đơn vị chủ trì soạn thảo thuộc Bộ.

Điều 7. Trình tự kiểm tra và xử lý văn bản

1. Đối với văn bản quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này:

a) Ngay sau khi Lãnh đạo Bộ ký ban hành văn bản, Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo thực hiện tự kiểm tra, nếu phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật thì phải dừng ngay việc phát hành. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện văn bản có nội dung trái pháp luật, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm trình Bộ văn bản mới thay thế;

b) Trường hợp sau khi phát hành, đăng công báo, gửi văn bản cho tổ chức, cá nhân mới phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật, việc xử lý văn bản được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập Hồ sơ kiểm tra văn bản gồm các tài liệu:

- Phiếu kiểm tra văn bản theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Văn bản được kiểm tra;

- Văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định nội dung trái pháp luật;

- Các tài liệu khác có liên quan đến việc xử lý văn bản.

Bước 2:

Gửi Hồ sơ của văn bản có nội dung trái pháp luật lấy ý kiến của Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ có liên quan. Trong thời gian 3 ngày làm việc các đơn vị có trách nhiệm tham gia ý kiến vào những nội dung thuộc phạm vi quản lý của đơn vị.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính liên tịch ban hành, sau khi lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ, phải trình Bộ để gửi Hồ sơ về văn bản có nội dung trái pháp luật đến cơ quan liên tịch (với Bộ Tài chính) để lấy ý kiến và thống nhất ban hành văn bản đề xuất xử lý các nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra.

Bước 3: Trình Bộ (qua Vụ Pháp chế) kết quả tổng hợp ý kiến, đề xuất xử lý văn bản. Tài liệu trình Bộ gồm: Tờ trình Bộ; Phiếu kiểm tra văn bản; văn bản được kiểm tra và văn bản làm cơ sở pháp lý để kiểm tra; ý kiến tham gia của các đơn vị trong và ngoài Bộ (nếu có).

2. Đối với văn bản quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này

a) Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo tổ chức kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì thực hiện theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này. Riêng văn bản có nội dung giải thích chính sách, chế độ, xử lý các vướng mắc liên quan đến chính sách, chế độ hoặc hướng dẫn nghiệp vụ, đơn vị gửi Vụ Pháp chế Bộ để thực hiện kiểm tra trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày văn bản được ban hành, đồng thời, tổng hợp báo cáo theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Vụ Pháp chế Bộ kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm thì thông báo để đơn vị có trách nhiệm tự kiểm tra trong thời hạn 3 ngày làm việc theo trình tự nêu tại điểm b Khoản 1 Điều này.

Đối với văn bản do Vụ Pháp chế Bộ chủ trì soạn thảo, thực hiện tự kiểm tra, lấy ý kiến các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và trình Bộ phương án xử lý.

b) Trường hợp kiểm tra phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, các đơn vị tiến hành kiểm tra theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thực hiện trao đổi với Vụ Pháp chế Bộ và các đơn vị có liên quan trình Bộ phương án xử lý theo các hình thức quy định tại Điều 26 Nghị định 40/2010/NĐ-CP. Sau khi kiểm tra và trình Bộ, sao gửi Vụ Pháp chế Bộ 01 bản để theo dõi, tổng hợp.

Điều 8. Trình tự kiểm tra và xử lý văn bản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản

1. Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản về văn bản do Bộ Tài chính ban hành có dấu hiệu trái pháp luật, Vụ Pháp chế Bộ chủ trì phối hợp với đơn vị thuộc Bộ có liên quan kiểm tra văn bản theo các Bước nêu tại điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư này.

2. Thời hạn kiểm tra và xử lý văn bản là 20 ngày, kể từ ngày Bộ Tài chính nhận được thông báo về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra văn bản.

3. Kết quả tự kiểm tra và xử lý văn bản được gửi cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra văn bản theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.

Mục 2. KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DO CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG BAN HÀNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÀI CHÍNH

Điều 9. Trách nhiệm kiểm tra và xử lý văn bản

1. Các đơn vị thuộc Bộ khi nhận được văn bản có trách nhiệm:

a) Thực hiện kiểm tra đối với các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của đơn vị. Tổ chức pháp chế ở các Tổng cục (và tương đương), người làm công tác pháp chế ở các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính chủ trì giúp Thủ trưởng đơn vị thực hiện trình tự nêu tại điểm b Khoản này và tổng hợp kết quả trình Thủ trưởng đơn vị báo cáo Bộ theo quy định;

b) Trường hợp phát hiện văn bản có dấu hiệu sai phạm, thực hiện kiểm tra theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư này và phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ đề xuất việc xử lý văn bản có nội dung trái pháp luật, đồng thời dự thảo công văn thông báo kết quả kiểm tra gửi cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản tự kiểm tra. Nội dung công văn gồm: tên văn bản được kiểm tra; nội dung yêu cầu cơ quan, người ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật tự kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định của pháp luật;

Trên cơ sở đó trình Bộ duyệt công văn thông báo kết quả kiểm tra và theo dõi, xử lý. Trường hợp cơ quan ban hành văn bản có dấu hiệu trái pháp luật không nhất trí với kết quả xử lý hoặc không thông báo kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản đến Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn vị kiểm tra văn bản chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ trình Bộ phương án xử lý đối với văn bản này theo quy định tại Nghị định số 40/2010/NĐ-CP.

2. Vụ Pháp chế Bộ có trách nhiệm:

a) Kiểm tra đối với các văn bản quy phạm pháp luật được giao thuộc thẩm quyền kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo trình tự quy định tại Thông tư này;

b) Phối hợp với các đơn vị khi nhận được văn bản đề nghị xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật;

c) Tổng hợp, báo cáo Bộ kết quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư này;

d) Căn cứ kết quả kiểm tra, đề xuất của các đơn vị, chủ trì trình Bộ việc kiểm tra văn bản trực tiếp theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

Điều 10. Kiểm tra văn bản trực tiếp tại Bộ, ngành, địa phương nơi ban hành văn bản

1. Việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp tại Bộ, ngành, địa phương nơi ban hành văn bản được thực hiện trong trường hợp phát sinh nhiều văn bản quy phạm pháp luật ban hành không đúng thẩm quyền, nội dung có dấu hiệu trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài chính.

2. Vụ Pháp chế Bộ căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này và đề xuất của các đơn vị thuộc Bộ, lập Kế hoạch kiểm tra trực tiếp các Bộ, ngành, địa phương trình Bộ phê duyệt. Trên cơ sở đó, chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra.

3. Kết quả kiểm tra phải được tổng hợp, thông báo cho Bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản.

Mục 3. KIỂM TRA THỰC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Điều 11. Xác định văn bản thuộc đối tượng kiểm tra thực hiện

1. Văn bản thuộc đối tượng kiểm tra thực hiện bao gồm văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính được tổng hợp thành Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện.

2. Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc đối tượng kiểm tra bao gồm: Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được thể chế hóa trong văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính ban hành, liên tịch ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; và văn bản cá biệt, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

3. Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm đề xuất (qua Vụ Pháp chế Bộ) các văn bản thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý của đơn vị cần kiểm tra thực hiện trong năm sau gồm các nội dung:

a) Văn bản quy phạm pháp luật đã thực hiện từ 01 năm trở lên hoặc có vướng mắc cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện;

b) Thuộc nội dung trọng tâm của đơn vị trong chương trình công tác hàng năm của Bộ.

4. Căn cứ đề xuất của các đơn vị, Vụ Pháp chế Bộ tổng hợp, đề xuất, bổ sung thêm văn bản cần kiểm tra (nếu cần) vào Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện trình Bộ xem xét, quyết định và tổ chức triển khai.

Điều 12. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra văn bản thuộc Danh mục văn bản kiểm tra

1. Kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra thực hiện văn bản theo Danh mục văn bản kiểm tra với công tác theo dõi, đánh giá thi hành pháp luật và chỉ tiến hành kiểm tra sau khi có phương án kiểm tra cụ thể được Bộ phê duyệt.

2. Việc kiểm tra phải bảo đảm dân chủ, công khai, đúng pháp luật, không gây phiền hà và không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng kiểm tra.

3. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận rõ ràng, nếu phát hiện có sai phạm phải đề xuất biện pháp xử lý.

Điều 13. Phương án kiểm tra thực hiện

1. Căn cứ Danh mục văn bản kiểm tra thực hiện được Bộ phê duyệt, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì kiểm tra thực hiện văn bản có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan và Vụ Pháp chế Bộ xây dựng, trình Bộ phương án kiểm tra cụ thể.

2. Phương án kiểm tra gồm những nội dung cơ bản sau: Phạm vi kiểm tra; mục đích kiểm tra; nội dung, hình thức kiểm tra; địa bàn, đối tượng kiểm tra và trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra.

Điều 14. Hình thức kiểm tra

Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào nội dung kiểm tra và tình hình thực tế, có thể lựa chọn hoặc kết hợp hai hình thức sau:

1. Kiểm tra thông qua báo cáo tự kiểm tra của các đối tượng kiểm tra: Đơn vị chủ trì kiểm tra có công văn yêu cầu và hướng dẫn các đơn vị thực hiện tự kiểm tra và báo cáo kết quả về Bộ Tài chính (qua đơn vị chủ trì kiểm tra).

2. Thành lập đoàn kiểm tra trực tiếp: Trên cơ sở báo cáo tự kiểm tra của các đơn vị, lựa chọn đối tượng kiểm tra và tổ chức đoàn kiểm tra trực tiếp theo từng lĩnh vực, từng địa bàn cụ thể. Đơn vị chủ trì thực hiện kiểm tra có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng kiểm tra trước khi thực hiện kiểm tra trực tiếp ít nhất là 7 ngày làm việc.

Điều 15. Báo cáo kết quả kiểm tra

1. Khi kết thúc kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra phải báo cáo Bộ kết quả kiểm tra, đồng gửi Vụ Pháp chế Bộ để theo dõi, tổng hợp.

2. Báo cáo kiểm tra gồm các nội dung chủ yếu sau: Tình hình, kết quả thực hiện văn bản; các khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện văn bản; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung văn bản (nếu có); kiến nghị xử lý các vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra.

3. Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra phải được gửi lấy ý kiến của các đơn vị tham gia kiểm tra và các đơn vị có liên quan trước khi trình Bộ.

4. Đơn vị chủ trì kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ tại báo cáo kết quả kiểm tra.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Chế độ báo cáo công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật

1. Báo cáo về công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ gửi về Bộ (qua Vụ Pháp chế) như sau:

a) Báo cáo tháng gửi vào ngày 23 hàng tháng;

b) Báo cáo 6 tháng gửi chậm nhất ngày 15 tháng 5;

c) Báo cáo năm gửi chậm nhất ngày 15 tháng 10.

2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và báo cáo đột xuất về kết quả kiểm tra khi có yêu cầu (theo mẫu Báo cáo đính kèm).

3. Vụ Pháp chế Bộ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và tổng hợp báo cáo Bộ về kết quả kiểm tra văn bản thuộc trách nhiệm kiểm tra của các đơn vị thuộc Bộ.

Điều 17. Nguồn lực, điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật

1. Kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định của Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư số 06/2007/TT-BTC ngày 26/01/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

2. Các tổ chức pháp chế thuộc Bộ Tài chính (gồm Vụ Pháp chế Bộ, tổ chức pháp chế thuộc Tổng cục và tương đương), người làm công tác pháp chế ở các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với bộ phận tài chính của đơn vị lập dự toán và thực hiện thanh quyết toán kinh phí kiểm tra và xử lý văn bản theo quy định pháp luật hiện hành.

3. Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm sắp xếp, bố trí biên chế và phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho công chức làm công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 7 năm 2015. Bãi bỏ Quyết định số 3982/QĐ-BTC ngày 25/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy chế kiểm tra và xử lý văn bản của Bộ Tài chính.

2. Các nội dung khác về kiểm tra, xử lý văn bản không được quy định tại Thông tư này được thực hiện theo các quy định của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ thực hiện theo các văn bản đó.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi./.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Văn phòng BCĐ Trung ương về phòng, chống tham nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC (KSKT).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


(Đã ký)


Trương Chí Trung

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 1

 

ĐƠN VỊ:....

BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Tháng …………

(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

1. Đối với văn bản do Bộ Tài chính ban hành (quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này):

Số TT

Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra

Vi phạm

Xử lý

Do tự kiểm tra

Do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra

 

(1)

(2)

(3)

(4)

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Cột số 2, văn bản có nội dung trái pháp luật do đơn vị tự kiểm tra phát hiện ra, căn cứ kết quả kiểm tra tích (x) vào các văn bản tương ứng;

- Tại cột số 3, văn bản có nội dung trái pháp luật do các cơ quan có chức năng kiểm tra (Cục KTVB, Bộ, cơ quan ngang Bộ) kiểm tra, phát hiện ra và thông báo với Bộ Tài chính;

- Tại cột số 4: Căn cứ kết quả xử lý, ghi cụ thể hình thức: Đình chỉ thi hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; hủy bỏ.

2. Đối với văn bản do Bộ, ngành, địa phương ban hành (quy định tại điểm Khoản 3 Điều 3 Thông tư này):

Số TT

Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành văn bản được kiểm tra

(1)

Vi phạm

(2)

Hình thức xử lý

(3)

Thông báo kết quả cho cơ quan ban hành văn bản

(4)

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Đối với cột số 2: Căn cứ kết quả kiểm tra, ghi cụ thể nội dung vi phạm;

- Đối với cột số 3: Căn cứ kết quả xử lý, ghi cụ thể hình thức: Đình chỉ thi hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; hủy bỏ.

- Đối với cột số 4: Ghi cụ thể số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của công văn thông báo kết quả kiểm tra với cơ quan ban hành văn bản.

 

 

Mẫu số 2

 

ĐƠN VỊ:....

DANH MỤC VĂN BẢN ĐÃ BAN HÀNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TỰ KIỂM TRA ĐỐI VỚI VĂN BẢN DO THỦ TRƯỞNG CÁC ĐƠN VỊ BAN HÀNH

Tháng:...

(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Số TT

Số, ký hiệu văn bản

Ngày, tháng ký ban hành

Trích yếu nội dung văn bản

Phân loại văn bản

Kết quả tự kiểm tra

Ban hành theo quyền hạn nhiệm vụ

Ban hành sau khi lấy ý kiến đơn vị liên quan

Ban hành sau khi trình Bộ

Phù hợp với hình thức văn bản

Phù hợp với thẩm quyền ký văn bản

Không có quy phạm mới trong văn bản

(A)

(B)

(C)

(D)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Đối với cột 1, 2, 3, căn cứ vào Danh mục văn bản để tích (x) vào ô tương ứng;

- Đối với cột 4, 5, 6, căn cứ kết quả tự kiểm tra để tích (x) vào ô tương ứng.

 

 

                        Thủ trưởng đơn vị

 

 

Mẫu số 3

 

ĐƠN VỊ:....

NGƯỜI KIỂM TRA VĂN BẢN

PHIẾU KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 79/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Số TT

Tên văn bản kiểm tra

Dấu hiệu trái pháp luật

Cơ sở pháp lý dùng đối chiếu, kiểm tra

Ý kiến người kiểm tra

Kiến nghị xử lý

Đối với nội dung văn bản

Đối với cơ quan, cá nhân ban hành văn bản (nếu có)

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

Người kiểm tra:

Ghi chú:

- Đối với cột 2, trích dẫn nội dung trái pháp luật của văn bản kiểm tra (ghi cụ thể điểm, Khoản, Điều);

- Đối với cột 3, trích dẫn nội dung văn bản dùng đối chiếu kiểm tra (ghi cụ thể điểm, Khoản, Điều);

- Đối với cột 4, ghi cụ thể ý kiến đánh giá của người kiểm tra văn bản đối với từng nội dung trái pháp luật của văn bản được kiểm tra;

- Đối với cột 5, kiến nghị các hình thức xử lý cụ thể: Đình chỉ thi hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ; hủy bỏ;

- Đối với cột 6, kiến nghị các hình thức xử lý cụ thể theo quy định hiện hành.

 

 

Approved
Attachment
  
05/2015/TT-BKHĐT
Quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá
Thông tư536Bộ Tài chính7/2/2015 10:24 AM

Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 6 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá (xem theo file đính kèm).

Approved
Attachment
  
89 /2015/TT-BTC
Hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia
Thông tư535Bộ Tài chính7/2/2015 10:21 AM

BỘ TÀI CHÍNH

--------

Số: 89 /2015/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

 

Hà Nội, ngày 11  tháng 6 năm 2015

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia

----------------------

 

Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

 

Chương I

 QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia (trừ xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.

2. Các đơn vị dự trữ quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhập hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định nhập hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định nhập hàng đến khi hàng dự trữ quốc gia được nhập vào trong kho dự trữ để thực hiện quy trình lưu kho, bảo quản.

2. Xuất hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định xuất hàng đến khi hàng dự trữ quốc gia được chuyển lên phương tiện bên nhận tại cửa kho dự trữ quốc gia.

Điều 4. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

1. Đúng kế hoạch, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm, thời gian và đúng đối tượng quy định.

3. Đúng trình tự, thủ tục và có đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.

4. Hàng được giao, nhận trên phương tiện vận chuyển của bên giao hoặc bên nhận tại cửa kho dự trữ quốc gia hoặc tại địa điểm do cấp có thẩm quyền quy định.

5. Hàng nhập trước, xuất trước; hàng nhập sau xuất trước phải có quyết định của cấp có thẩm quyền.

 

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

Mục 1

NHẬP, XUẤT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

 

Điều 5. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

1. Nhập hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:

a) Nhập mua tăng hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;

b) Nhập do điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia; 

c) Nhập tăng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán;

d) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.

2. Xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:

a) Xuất bán hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;

b) Xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;

c) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia;

d) Xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.

Điều 6. Nhập, xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng

1. Phân bổ, giao kế hoạch nhập, xuất luân phiên đổi hàng.

Hàng năm, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia, thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc; đối với hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

2. Thực hiện nhập, xuất luân phiên đổi hàng.

a) Chuẩn bị nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia:

- Chuẩn bị kho nhập hàng dự trữ quốc gia: Kho nhập hàng dự trữ quốc gia phải phù hợp với yêu cầu bảo quản từng loại hàng. Đối với các doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản, hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng ngăn kho, ô kho hoặc riêng bồn, bể chứa.

- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị phục vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia: Các phương tiện, thiết bị để chuyển hàng khi nhập, xuất kho; thiết bị cân, đo lường, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia phải được chuẩn bị đầy đủ và được kiểm định để bảo đảm hoạt động chính xác.

- Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, kịp thời khắc phục sự cố xảy ra trong khi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.

- Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực bốc xếp hàng dự trữ quốc gia.

b) Thực hiện nhập kho, xuất kho hàng dự trữ quốc gia:

- Trước khi nhập kho, xuất kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định. Nghiêm cấm nhập kho dự trữ quốc gia đối với hàng không đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định.

- Khi nhập kho, xuất kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện cân nhận, kiểm đếm để xác định chính xác số lượng, khối lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho theo đơn vị đo lường hợp pháp.

- Các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải ghi chép sổ sách, lập hồ sơ chứng từ nhập, xuất và thực hiện chế độ báo cáo kết quả nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định hiện hành.

Điều 7. Nhập, xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia

1. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia được áp dụng trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Dự trữ quốc gia.

2. Thực hiện điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia.

a) Đơn vị dự trữ quốc gia có hàng điều chuyển lập hồ sơ điều chuyển gửi cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này xem xét quyết định. Hồ sơ điều chuyển gồm:

- Văn bản đề nghị điều chuyển hàng dự trữ quốc gia của đơn vị có hàng dự trữ quốc gia, trong đó nêu rõ lý do điều chuyển.

- Phương án điều chuyển, trong đó ghi rõ: danh mục, chủng loại, số lượng hàng điều chuyển; thời gian, địa điểm xuất, địa điểm nhập hàng; hình thức lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển; phương thức giao, nhận hàng; dự toán kinh phí thực hiện.

b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chuyển, cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này xem xét, quyết định việc điều chuyển.

c) Trường hợp khẩn cấp phải điều chuyển hàng ra khỏi vùng thiên tai, hỏa hoạn hoặc không an toàn, đơn vị dự trữ quốc gia chủ động tổ chức thực hiện ngay việc điều chuyển hàng (kể cả việc chỉ định đơn vị vận chuyển hàng), đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này để xử lý các vấn đề phát sinh và hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ nhập, xuất theo đúng quy định.

d) Đơn vị dự trữ quốc gia xuất hàng chủ trì, phối hợp với đơn vị dự trữ quốc gia nhập hàng thực hiện thủ tục giao, nhận hàng dự trữ quốc gia; thực hiện hạch toán giảm, tăng vốn dự trữ quốc gia tương ứng với giá trị hàng hóa dự trữ quốc gia thực giao, thực nhận theo chế độ kế toán hiện hành và lập biên bản giao, nhận hàng. Biên bản giao, nhận hàng gồm các nội dung chính sau:

- Tên, địa chỉ của bên giao hàng;

- Tên, địa chỉ của bên nhận hàng;

- Danh mục, chủng loại, số lượng, giá trị hàng theo giá hạch toán, tình trạng chất lượng hàng giao nhận;

- Thời gian giao, nhận hàng;

- Trách nhiệm của bên giao, bên nhận hàng;

- Danh mục các hồ sơ, tài liệu có liên quan;

- Chữ ký, dấu của bên giao, bên nhận hàng dự trữ quốc gia.

4. Các đơn vị thực hiện điều chuyển hàng dự trữ quốc gia phải báo cáo tiến độ, kết quả điều chuyển hàng dự trữ quốc gia về cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thông báo cho Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) về kế hoạch điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt quyết định điều chuyển để theo dõi, quản lý.

5. Trong quá trình điều chuyển hàng dự trữ quốc gia, nếu xảy ra trường hợp thừa, thiếu hàng (kể cả trường hợp chênh lệch cân khi cân hàng), các đơn vị phải lập biên bản ghi rõ danh mục, chủng loại, số lượng, giá trị hạch toán tương ứng số lượng hàng thừa hoặc thiếu; xác định nguyên nhân thừa, thiếu; xác định trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan; báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 8. Nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán

 1. Khi kiểm kê hàng dự trữ quốc gia (kiểm kê định kỳ theo quy định hoặc kiểm kê đột xuất theo yêu cầu của người có thẩm quyền), có số lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế lớn hơn so với sổ kế toán, đơn vị dự trữ quốc gia lập biên bản kiểm kê và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia do chênh lệch giữa thực tế và sổ kế toán.

Biên bản kiểm kê ghi rõ danh mục, chủng loại, số lượng hàng dôi thừa; thời điểm kiểm kê; có đầy đủ chữ ký các thành phần tham gia kiểm kê, được đóng dấu của đơn vị dự trữ quốc gia có hàng kiểm kê.

2. Hồ sơ, thủ tục nhập tăng hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp kiểm kê thực tế lớn hơn sổ kế toán được thực hiện theo quy định hồ sơ, thủ tục nhập hàng dự trữ quốc gia hiện hành.

Điều 9. Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác

1. Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác, bao gồm:

a) Nhập hàng dự trữ quốc gia dôi thừa sau khi xuất kho;

b) Nhập hàng dự trữ quốc gia do các tổ chức, cá nhân bồi thường khi hao hụt quá định mức;

c) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.

2. Hồ sơ, thủ tục nhập tăng hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 10. Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia

1. Việc xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 16 Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia.

2. Các đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia phải lập hồ sơ đề nghị gửi bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Hồ sơ đề nghị thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, gồm:

a) Văn bản đề nghị thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia; trong đó nêu rõ: danh mục, chủng loại, số lượng, chất lượng, đơn giá, tổng giá trị, thời gian nhập kho, thời gian dự kiến tổ chức hoạt động thanh lý, tiêu hủy, xuất loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia;

b) Đối với hàng dự trữ quốc gia tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp, gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thanh lý, tiêu hủy, hoặc loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia.

4. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia gửi quyết định và báo cáo tiến độ thực hiện công tác thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia về Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để theo dõi, quản lý.

5. Các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện thủ tục xuất giảm tồn kho, hạch toán giảm vốn dự trữ quốc gia theo chế độ kế toán hàng dự trữ quốc gia hiện hành.

Điều 11. Dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

1. Việc dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được áp dụng cho trường hợp điều chỉnh giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua, bán trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Quyết định dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được thông báo cho đơn vị dự trữ quốc gia nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia bằng bản fax, thư điện tử; đồng thời chuyển bản chính qua đường công văn. 

3. Thực hiện dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

Căn cứ quyết định của người có thẩm quyền, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện các bước công việc sau:

a) Thông báo cho bên cung cấp hàng, bên nhận hàng về nội dung quyết định dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền;

b) Thành lập tổ kiểm kê hàng; thành phần tổ kiểm kê hàng do thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quyết định;

c) Tổ kiểm kê có trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, xác định số liệu hàng đã nhập, đã xuất tại thời điểm dừng nhập hoặc dừng xuất; thực hiện đối chiếu tiền, hàng;

4. Khi có quyết định giá mới của cấp có thẩm quyền, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định.

5. Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý cấp trên về số liệu đã được kiểm kê ghi trong biên bản kiểm kê.

Điều 12. Thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia

1. Thủ trưởng bộ, ngành hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực tiếp quản lý.

 

Mục 2

MUA HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

 

Điều 13. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu

1. Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản để thực hiện.

2. Thẩm quyền trong đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia.

a) Đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý:

- Người có thẩm quyền là thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

- Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn quản lý hàng dự trữ quốc gia để quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị, tổ chức thuộc hoặc trực thuộc thực hiện quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của chủ đầu tư, của bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

b) Đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý:

- Người có thẩm quyền là Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước căn cứ năng lực chuyên môn tổ chức bộ máy để quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị, tổ chức thuộc hoặc trực thuộc thực hiện quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của chủ đầu tư, của bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

c) Nhiệm vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

3. Trình tự, thủ tục tổ chức đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định Luật Đấu thầu, Luật Dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Đối với mua hàng dự trữ quốc gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định cụ thể của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về mua sắm hàng hóa, tài sản trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

Điều 14. Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng

1. Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng được áp dụng đối với mua thóc dự trữ quốc gia.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng.

3. Trình tự, thủ tục mua thóc

a) Căn cứ nhiệm vụ mua thóc dự trữ quốc gia được giao, niên vụ, thời gian thu hoạch trên từng địa phương, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực lập kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt. Kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia bao gồm các nội dung:

- Số lượng, chất lượng và địa điểm mua thóc;

- Giá mua thóc: Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực căn cứ vào chất lượng thóc mua, giá thị trường tại thời điểm, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt giá mua cụ thể nhưng không vượt quá mức giá mua tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;

- Thời gian đăng tin về kế hoạch mua thóc, thời gian mở kho, thời hạn kết thúc mua thóc.

b) Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thông báo công khai trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa điểm mua thóc về kế hoạch mua thóc được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

c) Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức triển khai thực hiện mua đủ số lượng, chất lượng thóc mua phải đảm bảo theo đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát tài sản nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước về việc thực hiện kế hoạch mua thóc của mình.

 

Mục 3

BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC BÁN ĐẤU GIÁ

 

Điều 15. Kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia

1. Kế hoạch bán đấu giá được lập cho toàn bộ số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia xuất bán trong năm kế hoạch hoặc theo từng quyết định giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền cho từng nhóm hàng, mặt hàng cụ thể.

2. Kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Danh mục, chủng loại, số lượng hàng, số lượng đơn vị tài sản bán đấu giá;

Đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá là số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia xuất bán có cùng danh mục, chủng loại, ký mã hiệu. Một đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá tối thiểu là số lượng, khối lượng của một lô hàng, ngăn kho, một sản phẩm hoàn chỉnh đồng bộ.

b) Giá khởi điểm của từng đơn vị tài sản bán đấu giá;

c) Khoản tiền đặt trước của từng đơn vị tài sản bán đấu giá;

d) Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng đơn vị tài sản bán đấu giá;

đ) Thời hạn, phương thức thanh toán;

e) Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng;

g) Các vấn đề khác có liên quan (nếu có).

Điều 16. Thẩm quyền trong bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia

1. Đối với hàng dự trữ quốc gia do bộ, ngành quản lý.

Thủ trưởng bộ, ngành hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật phê duyệt kế hoạch bán đấu giá; quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá.

2. Đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý.

a) Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước: phê duyệt kế hoạch bán đấu giá; quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá.

b) Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực: trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; quyết định việc lựa chọn Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá.

Điều 17. Đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia

1. Việc đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá. Người được tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia là cá nhân, tổ chức không thuộc một trong các trường hợp:

a) Những người không được tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá;

b) Người làm công tác dự trữ quốc gia; vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị dự trữ quốc gia.

2. Người đăng ký tham gia đấu giá được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá; phải nộp phí tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và một khoản tiền đặt trước cho Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá trước thời điểm tiến hành mở cuộc bán đấu giá.

Khoản tiền đặt trước này do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá (không trả lãi trong thời gian ký quỹ).

Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhiều đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước phải nộp bằng tổng số tiền đặt trước của các đơn vị tài sản tham gia đấu giá.

3. Khoản tiền đặt trước của người đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện như sau:

a) Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá mua được hàng dự trữ quốc gia thì khoản tiền đặt trước được trừ vào tiền mua hàng; nếu không mua được hàng, thì khoản tiền đặt trước trả lại ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc;

b) Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng; tại cuộc bán đấu giá người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên hoặc người điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được hàng dự trữ quốc gia thì khoản tiền đặt trước thuộc về tổ chức bán đấu giá tài sản hoặc đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá (trong trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá);

c) Trường hợp tại cuộc bán đấu giá, khi đấu giá viên hoặc người điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được hàng dự trữ quốc gia mà người này từ chối mua hàng, thì khoản tiền đặt trước thuộc về đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá và được sử dụng để bù đắp các khoản chi phí hợp lý liên quan đến bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; trường hợp không sử dụng hết, nộp vào ngân sách Nhà nước.

Điều 18. Tổ chức bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia

1. Lựa chọn Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.

a) Đơn vị dự trữ quốc gia bán hàng phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp ngay sau khi có kế hoạch bán đấu giá được phê duyệt, thời gian thông báo tối thiểu 02 lần, mỗi lần cách nhau ba ngày;

b) Việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được thực hiện trên cơ sở đánh giá năng lực, kinh nghiệm và mức phí, lệ phí đấu giá;

c) Thời gian lựa chọn tối đa là 10 (mười) ngày kể từ ngày đăng thông báo;

d) Đơn vị có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được lựa chọn.

2. Thành lập Hội đồng bán đấu giá.

a) Hội đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia được thành lập trong trường hợp không lựa chọn được Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;

b) Thành phần hội đồng bán đấu giá, gồm:

- Thủ trưởng đơn vị bán hàng dự trữ quốc gia làm Chủ tịch Hội đồng, điều hành cuộc bán đấu giá và ký Biên bản bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;

- Đại diện cơ quan tài chính, đại diện cơ quan tư pháp cùng cấp;

- Đại diện các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của đơn vị bán hàng dự trữ quốc gia;

- Đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia (nếu có).

c) Nội dung quy chế bán đấu giá, quyền và nghĩa vụ của Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Hội đồng bán đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

3. Trình tự tổ chức cuộc bán đấu giá.

Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện cuộc bán đấu giá thực hiện đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.

4. Hồ sơ xuất bán hàng dự trữ quốc gia.

a) Biên bản bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;

b) Hợp đồng mua, bán hàng dự trữ quốc gia;

c) Chứng từ nộp đủ tiền hàng;

d) Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia;

đ) Các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật kèm theo (nếu có).

Điều 19. Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá

1. Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá được ký kết giữa người mua hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá với đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá.

Thời hạn ký kết hợp đồng, do các bên thỏa thuận, nhưng tối đa không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc bán đấu giá.

Hết thời hạn quy định trên, người mua được tài sản bán đấu giá không ký kết hợp đồng mua bán hàng; không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng nhưng không thanh toán đủ tiền mua hàng trong thời hạn quy định thì coi như từ chối mua hàng.

2. Hợp đồng mua, bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá gồm những nội dung chính sau:              

a) Tên, địa chỉ của đơn vị dự trữ quốc gia bán hàng dự trữ quốc gia;

b) Họ, tên của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia hoặc Hội đồng bán đấu giá;

c) Tên, địa chỉ, tài khoản giao dịch của tổ chức, cá nhân mua được hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá;

d) Thời gian, địa điểm bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;

đ) Danh mục, chủng loại, số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá;

e) Giá khởi điểm của hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá;

g) Giá bán hàng dự trữ quốc gia;

h) Thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán tiền mua hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá. Thời hạn thanh toán trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng mua bán được ký kết;

i) Thời hạn, địa điểm giao, nhận hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá. Thời hạn giao nhận hàng: tối đa không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày người mua được hàng thanh toán đủ tiền mua hàng;

k) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ của các bên.

3. Thanh lý hợp đồng: trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày hai bên hoàn thành việc giao, nhận hàng.

Điều 20. Xác định cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia không thành

1. Cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia tính cho từng đơn vị tài sản bán đấu giá được coi như không thành trong các trường hợp sau:

a) Không có người tham gia đấu giá, trả giá;

b) Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm.

2. Trường hợp cuộc bán đấu giá lần thứ nhất không thành, thì đơn vị có tài sản bán đấu giá phối hợp với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tổ chức bán đấu giá lần thứ hai. Việc tổ chức bán đấu giá lần thứ hai thực hiện tương tự như bán đấu giá lần thứ nhất; nếu sau 02 cuộc bán đấu giá không thành thì đơn vị có tài sản bán đấu giá phải báo cáo người có thẩm quyền để quyết định phương thức bán theo như quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này.

 

Mục 4

BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC BÁN CHỈ ĐỊNH

 

Điều 21. Điều kiện bán chỉ định

Hàng dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng, an ninh chỉ được bán chỉ định cho mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều 22. Trình tự thực hiện bán chỉ định

1. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán chỉ định, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.

Nội dung kế hoạch bán chỉ định gồm: danh mục; số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia; đơn vị xuất bán, đơn vị mua hàng dự trữ quốc gia; địa điểm bán; thời hạn xuất bán; giá bán và các nội dung khác.

2. Đối với hàng dự trữ quốc gia bán chỉ định theo quy định tại Điều này không phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia tổ chức thực hiện xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng kế hoạch được phê duyệt.

4. Hồ sơ, chứng từ xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức bán chỉ định thực hiện theo quy định về hồ sơ, chứng từ xuất bán hàng dự trữ quốc gia hiện hành.

 

Mục 5

BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC

BÁN TRỰC TIẾP RỘNG RÃI CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG

 

Điều 23. Điều kiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

Hàng năm các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ kế hoạch xuất bán luân phiên đổi hàng; căn cứ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ Nhà nước đối với từng mặt hàng để xây dựng trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Thông tư này phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng đối với các mặt hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Dự trữ quốc gia, gồm:

1. Hàng dự trữ quốc gia là thóc, vắc xin, hóa chất khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, muối trắng.

2. Hàng dự trữ quốc gia theo quy định phải bán đấu giá nhưng bán đấu giá 02 cuộc không thành.

Điều 24. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

1. Đối với hàng dự trữ quốc gia do bộ, ngành quản lý.

Thủ trưởng bộ, ngành hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.

2. Đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.

Điều 25. Trình tự thực hiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

1. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xuất bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng, trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Thông tư này phê duyệt.

2. Nội dung kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng

a) Số lượng, chất lượng, danh mục và địa điểm xuất bán hàng dự trữ quốc gia;

b) Giá bán hàng dự trữ quốc gia: Các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ vào chất lượng hàng bán ra, giá thị trường tại thời điểm trình thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (đối với hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý), trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý) quyết định giá bán cụ thể nhưng không được thấp hơn giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Trường hợp hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá 02 cuộc không thành thì giá bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng không được thấp hơn giá khởi điểm bán đấu giá.

c) Thời gian đăng tải, thông báo, niêm yết về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia;

d) Thời gian mở kho xuất bán hàng dự trữ quốc gia;

đ) Thời hạn kết thúc xuất bán hàng hàng dự trữ quốc gia.

3. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia thực hiện đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và niêm yết tại địa điểm bán hàng về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia.

4. Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện quy trình bán như sau:

a) Tổ chức kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất bán;

b) Mở kho xuất bán hàng đúng thời gian quy định; thu tiền bán hàng trước, xuất hàng sau;

c) Mở sổ theo dõi xuất kho, ghi chép hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối chiếu tiền, hàng trong ngày;

d) Thực hiện chế độ báo cáo xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định.

 

Mục 6

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THANH TRA, KIỂM TRA

 

Điều 26. Chế độ báo cáo

1. Trách nhiệm báo cáo

a) Đối với hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý:

- Các đơn vị dự trữ quốc gia; các tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo hình thức quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

- Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm báo cáo chi tiết nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính (Tổng cục dự trữ nhà nước) trước ngày 25 tháng đầu quý sau (đối với báo cáo quý), trước ngày 31 tháng 01 năm sau (đối với báo cáo năm).

b) Đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý:

- Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước tình hình nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia theo các hình thức quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.

- Định kỳ hàng quý, Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.

c) Hàng năm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp tình hình nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

2. Hình thức, thời gian báo cáo

a) Báo cáo nhanh về tiến độ nhập, xuất, mua, bán hàng ngày (trước 09 giờ sáng ngày hôm sau) bằng thư điện tử hoặc điện thoại;

b) Báo cáo bằng văn bản trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia;

c) Tổng cục Dự trữ Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính định kỳ hàng quý (trước ngày 30 của tháng đầu quý sau), hàng năm (trước ngày 28 tháng 2 của năm sau).

Điều 27. Chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia

1. Chế độ kiểm tra

a) Hàng năm hoặc đột xuất, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành mình quản lý và tổng hợp kết quả gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để tổng hợp báo cáo.

b) Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia đối với các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.

c) Hàng năm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và của Tổng cục Dự trữ Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.

2. Thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện thanh tra hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia tại các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Dự trữ quốc gia và pháp luật về thanh tra.

 

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 28. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính

1. Trách nhiệm của Tổng cục Dự trữ Nhà nước

a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác quản lý nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thực hiện việc nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định tại Thông tư này. Định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.

c) Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quy định của pháp luật về hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành dự trữ quốc gia.

d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.

đ) Tổng hợp tình hình nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia trên phạm vi toàn quốc báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.

2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính

Các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Dự trữ Nhà nước để tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Thông tư này.

Điều 29. Trách nhiệm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện việc nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định tại Thông tư này.

2. Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo, kiểm tra quy định tại Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư này.

3. Phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để triển khai hoạt động phổ biến các quy định về nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia đến các đơn vị trực thuộc.

Điều 30. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2015.

2. Bãi bỏ Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia; Quyết định số 91/2007/QĐ-BTC ngày 29/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia; Quyết định số 97/2007/QĐ-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế nhập, xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý; Thông tư số 25/2011/TT-BTC ngày 25/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia; Thông tư số 211/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính quy định về đấu thầu mua hàng hóa dự trữ nhà nước trong các đơn vị quản lý dự trữ nhà nước; các quy định về nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia quy định tại Thông tư số 143/2007/TT-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để nghiên cứu, giải quyết./.

 

Nơi nhận:

- Văn phòng Tổng bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Trung ương Đảng;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;

- Cơ quan TW của các đoàn thể;

- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;

- Công báo;

- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

- Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, TCDT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

Nguyễn Hữu Chí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Approved
Attachment
  
01/2015/TTLT-BNV-BTC
Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế
Thông tư liên tịch534Chính phủ6/23/2015 3:40 PM

Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (xem theo file đính kèm)

 

 

Approved
Attachment
  
62/2015/TT-BTC
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 162/2012/TT-BTC ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước
Thông tư533Bộ Tài chính6/2/2015 2:01 PM

Thông tư 62/2015/TT-BTC ngày 05/5/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 162/2012/TT-BTC ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định việc tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước (xem theo file đính kèm)

Approved
Attachment
  
25/2014/TT-BTTTT
Quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương
Thông tư532Bộ Thông tin và Truyền thông5/12/2015 4:55 PM

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG

------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------------------

Số: 25/2014/TT-BTTTT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014

 

THÔNG TƯ

Quy định về triển khai các hệ thống thông tin

 có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương

--------------------

 

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tin học hóa,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Thông tư này quy định việc triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương quản lý.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong phạm vi Thông tư này, hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương là hệ thống bao gồm tập hợp thiết bị phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin từ các cơ quan, tổ chức ở Trung ương đến các cơ quan, tổ chức ở địa phương trong cùng một lĩnh vực (sau đây gọi tắt là hệ thống thông tin).

Điều 3. Nguyên tắc triển khai

1. Công khai chủ trương, kế hoạch triển khai; nội dung, quy mô, nguồn vốn đầu tư và cơ quan phối hợp triển khai các hệ thống thông tin.

2. Phối hợp đồng bộ các nội dung về đầu tư, quy mô và thời gian triển khai giữa các hệ thống thông tin, tránh đầu tư trùng lặp.

3. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định bảo đảm sự tương thích, thông suốt và an toàn trong quá trình chia sẻ, trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ TRIỂN KHAI CÁC HỆ THỐNG THÔNG TIN

Điều 4. Khảo sát, đánh giá hiện trạng đầu tư

1. Chủ đầu tư dự án xây dựng hệ thống thông tin tổ chức khảo sát hiện trạng các hệ thống thông tin trong cùng lĩnh vực tại các địa phương phục vụ công tác lập dự án ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định hiện hành.

2. Nội dung khối lượng công tác khảo sát thực tế trong Báo cáo kết quả khảo sát thể hiện được hiện trạng đầu tư các hệ thống thông tin trong cùng lĩnh vực tại các địa phương và đề xuất các hệ thống thông tin sẽ được kết nối với hệ thống thông tin sẽ triển khai.

Điều 5. Lập dự án

1. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập dự án khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Nội dung dự án khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin. Trong nội dung phương án kỹ thuật và công nghệ, kết nối ra bên ngoài của thiết kế sơ bộ có đề xuất giải pháp kỹ thuật kết nối với các hệ thống thông tin đã đề xuất tại khoản 2 Điều 4.

Điều 6. Thẩm định dự án

1. Khi thẩm định thiết kế sơ bộ, các cơ quan, đơn vị thẩm định giải pháp kỹ thuật đã đề xuất tại khoản 2 Điều 5 và tuân thủ các quy định hiện hành về thẩm định thiết kế sơ bộ.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm thẩm định thiết kế sơ bộ hoặc cho ý kiến về giải pháp kỹ thuật kết nối các hệ thống thông tin của dự án đã đề xuất tại khoản 2 Điều 5.

Điều 7. Xây dựng quy định kỹ thuật về dữ liệu

1. Khung quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống thông tin được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

2. Trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày hệ thống thông tin được nghiệm thu, đưa vào khai thác sử dụng, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương quản lý các hệ thống thông tin có trách nhiệm ban hành Quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống thông tin theo Khung quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Đối với các hệ thống thông tin đã triển khai, đưa vào sử dụng trước thời điểm ban hành Thông tư này, trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các cơ quan, tổ chức ở Trung ương quản lý các hệ thống thông tin có trách nhiệm ban hành Quy định kỹ thuật về dữ liệu của hệ thống thông tin theo Khung quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 8. Kết nối, chia sẻ dữ liệu

1. Khi kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin phải áp dụng các biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

2. Khi hệ thống thông tin đã triển khai xong và đưa vào khai thác, sử dụng, cơ quan quản lý hệ thống thông tin có trách nhiệm ban hành Quy chế về chia sẻ thông tin số theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

3. Dữ liệu thuộc bí mật nhà nước khi thực hiện chia sẻ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 9. Sự phù hợp giữa hệ thống thông tin của địa phương với hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương

1. Đối với Kế hoạch 5 năm về ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thẩm định và cho ý kiến về sự phù hợp định hướng triển khai các hệ thống thông tin do địa phương đề xuất với định hướng triển khai các hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.

2. Đối với các quy hoạch, kế hoạch hàng năm, chương trình, đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông theo thẩm quyền hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm cho ý kiến về sự phù hợp giữa định hướng triển khai các hệ thống thông tin do địa phương đề xuất với định hướng triển khai các hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương.

Điều 10. Công khai thông tin

Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương có trách nhiệm công bố trên Cổng Thông tin điện tử của cơ quan mình và gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp các văn bản sau:

1. Kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về ứng dụng công nghệ thông tin hoặc chủ trương đầu tư các hệ thống thông tin không thuộc kế hoạch 5 năm, hàng năm về ứng dụng công nghệ thông tin đã được duyệt.

2. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư các hệ thống thông tin sau khi được thẩm định theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.

3. Kế hoạch triển khai các hệ thống thông tin.

4. Quy định kỹ thuật về dữ liệu của các hệ thống thông tin theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Trách nhiệm của Cục Tin học hóa

a) Phổ biến, hướng dẫn thực hiện các nội dung của Thông tư này;

b) Làm đầu mối thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 6, Điều 9 Thông tư này;

c) Tổng hợp thông tin về các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông, Trang thông tin điện tử của Cục Tin học hóa;

d) Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Thông tư này.

2. Trách nhiệm của Vụ Khoa học và Công nghệ

Tổng hợp, cập nhật, công khai các Quy định kỹ thuật về dữ liệu của các hệ thống thông tin đã ban hành trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13 tháng 2 năm 2015.

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục Tin học hóa, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Thông tin và Truyền thông để xem xét, hướng dẫn./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban quốc gia về ứng dụng CNTT;
- Ban Chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Đơn vị chuyên trách về CNTT các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Bộ TT&TT:
+ Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
+ Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
+ Cổng thông tin điện tử;
- Lưu: VT, THH (KH).

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)



Nguyễn Bắc Son

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

 

KHUNG QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ DỮ LIỆU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về triển khai các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi từ Trung ương đến địa phương)

Khung này dùng để các Bộ, ngành tham khảo khi xây dựng, ban hành Quy định kỹ thuật về dữ liệu của các hệ thống thông tin.

Nội dung bao gồm:

Tên: QUY ĐỊNH KỸ THUẬT VỀ DỮ LIỆU [tên hệ thống thông tin]

Phần 1. Quy định chung

- Phạm vi áp dụng

- Đối tượng áp dụng

- Giải thích từ ngữ

Phần 2. Quy định kỹ thuật về dữ liệu

Nội dung này quy định cụ thể về nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin của dữ liệu. Nội dung dữ liệu của hệ thống thông tin sẽ triển khai cần được mô tả đầy đủ và xem xét phân nhóm, quy định cụ thể về kỹ thuật của các nhóm, thành phần dữ liệu để công tác tổ chức, quản lý dữ liệu được hiệu quả.

Cụ thể bao gồm các nội dung chính sau:

I. Nội dung dữ liệu

Nội dung này quy định các thành phần dữ liệu hoặc nhóm dữ liệu cụ thể trong toàn bộ các thành phần dữ liệu của hệ thống thông tin để thuận tiện trong quản lý. Các thành phần dữ liệu có chung đặc tính được tạo thành một Nhóm dữ liệu. Mỗi Nhóm dữ liệu có thể phân thành các cấp theo các mức độ chi tiết khác nhau của dữ liệu.

Ví dụ về phân Nhóm dữ liệu:

Tên nhóm

Các thành phần nhóm dữ liệu cấp 1

Các thành phần nhóm dữ liệu cấp 2

Nhóm dữ liệu về Người

 

 

 

Họ và tên

 

 

 

Họ đệm

 

 

Tên

 

Ngày sinh

 

 

Quê quán

 

 

Chứng minh nhân dân

 

 

 

Số CMTND

 

 

Ngày cấp

 

 

Nơi cấp

 

Địa chỉ

 

 

 

Số nhà, ngõ, xóm

 

 

Đường/phố

 

 

Xã/phường

 

 

Quận/huyện

 

 

Tỉnh/thành phố

Thông tin mô tả Nhóm dữ liệu cần phải quy định được các thông tin tối thiểu sau:

- Tên nhóm dữ liệu: Tên Nhóm dữ liệu được diễn đạt bằng ngôn ngữ.

- Cấp độ nhóm dữ liệu: Mỗi nhóm dữ liệu được phân thành các cấp theo các mức độ chi tiết khác nhau của dữ liệu (cao nhất cấp độ 1, tiếp theo cấp độ 2, 3...)

- Mã thông tin: Được xác định đối với mỗi Nhóm dữ liệu, là một bộ gồm các thành phần được đặt liên tiếp nhau có dấu chấm (.) ngăn cách. Ví dụ: Mã thông tin đặt theo nguyên tắc KýHiệuNhóm.Cấp.SốThứTự. Khi đó Nhóm dữ liệu về Người có thể đặt mã là NG1.1, trong đó thành phần thứ nhất “NG” là từ viết tắt của Nhóm dữ liệu, thành phần thứ hai là cấp của Nhóm dữ liệu, thành phần thứ ba là số thứ tự của Mã thông tin trong cùng cấp.

- Đối tượng thông tin: Là tên đối tượng được mô tả, ví dụ: cá nhân, tổ chức, tài sản, tài liệu,...

- Các thành phần dữ liệu của nhóm (được quy định trong mục II).

- Đặc tính: Đặc điểm chung cho tất cả các thành phần dữ liệu của nhóm.

II. Quy định kỹ thuật các thành phần dữ liệu

Thành phần dữ liệu là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất của đối tượng thông tin trong Nhóm dữ liệu. Trong nội dung này, các thành phần dữ liệu phải được quy định cụ thể, chi tiết về đặc tính kỹ thuật, bao gồm các đặc tính cơ bản sau:

- Tên trường (thành phần) dữ liệu: Tên trường dữ liệu được diễn đạt bằng ngôn ngữ.

- Ký hiệu trường dữ liệu

- Kiểu dữ liệu: Là tập các giá trị được đặc trưng bởi đặc tính dữ liệu và các thao tác trên các giá trị đó.

- Miền giá trị: Là tập các giá trị hợp lệ cho một hoặc nhiều thành phần dữ liệu, được sử dụng để kiểm tra sự hợp lệ của dữ liệu. Miền giá trị có thể là các giá trị liệt kê hoặc mô tả.

- Độ dài dữ liệu (đối với trường dữ liệu kiểu chuỗi ký tự).

- Mô tả: Mô tả ý nghĩa trường dữ liệu.

Ví dụ:

Tên nhóm dữ liệu: Nhóm dữ liệu về Người

 

 

 

 

Cấp độ: Cấp 1

 

 

 

 

 

Mã thông tin

Phân cấp thông tin

Ký hiệu trường dữ liệu

Kiểu dữ liệu

Độ dài

Mô tả

Đối tượng thông tin

Trường dữ liệu

 

Tiếng Việt

Tiếng Anh

 

 

NG.1.1

Cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

Loại cá nhân

Loaicanhan

Chuỗi ký tự

CharacterString

3

Là mã thông tin phân loại cá nhân

 

 

Họ và tên

Chi tiết tại mã thông tin NG.2.1

 

 

 

Là họ và tên đầy đủ của cá nhân.

 

 

Ngày tháng năm sinh

Ngaysinh

Ngày tháng

Date/Integer

 

Là ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.

 

 

Giới tính

Gioitinh

Lô gíc

Boolean

 

Thể hiện giới tính của cá nhân

 

 

Chứng minh nhân dân

Chi tiết tại mã thông tin NG.2.2

 

 

 

Là thông tin về chứng minh nhân dân của cá nhân là người Việt Nam trong nước.

 

 

 

 

 

 

 

NG.1.2

Hộ gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ hộ

Chi tiết tại mã thông tin NG.1.1

 

 

 

Là cá nhân có vai trò là chủ hộ. Một hộ gia đình có duy nhất một cá nhân là chủ hộ.

 

 

Vợ/chồng

Chi tiết tại mã thông tin NG.1.1

 

 

 

Là cá nhân có vai trò là vợ hoặc chồng đối với chủ hộ.

 

 

Thành viên

Chi tiết tại mã thông tin NG.1.1

 

 

 

Là thành viên còn lại (con cái, cha mẹ,…) của đối tượng hộ gia đình.

 

 

….

 

 

 

 

 

Cấp độ: Cấp 2

NG.2.1

Họ tên

 

 

 

 

 

Là họ và tên đầy đủ của cá nhân ghi trong giấy chứng minh nhân dân.

 

 

Họ đệm

Họ đệm

Chuỗi ký tự

CharacterString

30

Là họ và tên đệm của cá nhân ghi trong giấy chứng minh nhân dân.

 

Tên

Ten

Chuỗi ký tự

CharacterString

20

Là tên của cá nhân ghi trong giấy chứng minh nhân dân.

NG.2.2

Chứng minh nhân dân

 

 

 

 

 

 

 

 

Số CMTND

SoCMTND

Chuỗi ký tự

CharacterString

15

Là số chứng minh thư nhân dân.

 

Ngày cấp

Ngaycap

Ngày tháng

Date

 

Là ngày cấp giấy chứng minh thư nhân dân.

 

Nơi cấp

Noicap

Chuỗi ký tự

CharacterString

50

Là tên cơ quan cấp giấy chứng minh thư nhân dân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Dữ liệu đặc tả – Dữ liệu để định nghĩa và mô tả dữ liệu khác

- Dữ liệu đặc tả được lập trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin và được cập nhật khi có sự thay đổi về nội dung dữ liệu (cơ sở dữ liệu)

- Nội dung dữ liệu đặc tả có thể bao gồm các nhóm thông tin mô tả:

+ Dữ liệu đặc tả của dữ liệu bao gồm các thông tin khái quát như đơn vị tạo lập, ngày tạo lập dữ liệu đặc tả.

+ Dữ liệu đặc tả chi tiết về dữ liệu.

+ Chất lượng dữ liệu bao gồm các thông tin về nguồn gốc dữ liệu, phạm vi, kết quả kiểm tra chất lượng dữ liệu,…

+ Cách thức trao đổi, chia sẻ dữ liệu bao gồm các thông tin về phương thức, phương tiện, định dạng trao đổi, chia sẻ dữ liệu.

- Quy định về nội dung, cấu trúc và kiểu dữ liệu của dữ liệu đặc tả.

Phần 3. Các Quy định kỹ thuật về dữ liệu của các ngành khác

Nội dung này cập nhật các Quy định kỹ thuật về dữ liệu của các hệ thống thông tin liên quan khác đã ban hành và phải nêu rõ chỉ dẫn, căn cứ.

Phần 4. Tổ chức thực hiện

Quy định về trách nhiệm thực hiện của các bên liên quan.

Phần 5. Phụ lục (nếu có)

 

Approved
Attachment
  
159/2014/TT-BTC
Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước
Thông tư531Bộ Tài chính12/8/2014 2:16 PM

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 159/2014/TT-BTC

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2014

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP

ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục

xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản

được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

 

Căn cứ Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 29/2014/NĐ-CP).

2. Việc quản lý, xử lý và quản lý tài chính đối với hàng hóa tồn đọng trong khu vực giám sát hải quan được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm được thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị (sau đây gọi là đơn vị) chủ trì quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1: QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN LÀ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TỊCH THU

Điều 3. Bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

1. Việc bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

2. Việc bảo quản các tài sản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP được thực hiện như sau:

a) Tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật chuyển giao cho Bảo tàng nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh) nơi có tang vật, phương tiện để bảo quản;

b) Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do người có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ra quyết định tịch thu, cơ quan ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tài sản.

Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh do người có thẩm quyền thuộc các cơ quan khác ra quyết định tịch thu được chuyển giao cho Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh nơi có tang vật, phương tiện để bảo quản;

c) Tài sản là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý chuyển giao cho Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc Kho bạc Nhà nước cấp huyện (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) để bảo quản.

Cơ quan trung ương được quy định tại Thông tư này bao gồm cả cơ quan trung ương đóng trên địa bàn cấp tỉnh, huyện, xã;

d) Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB chuyển giao cho cơ quan Dự trữ nhà nước được Bộ Tài chính giao nhiệm vụ để bảo quản;

đ) Tài sản là lâm sản quý hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại, trừ tài sản quy định tại điểm d khoản này, chuyển giao cho cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cấp tỉnh quyết định tịch thu) hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã quyết định tịch thu) nơi có tang vật, phương tiện để bảo quản.

3. Các cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận tài sản để bảo quản;

b) Thực hiện việc quản lý, bảo quản tài sản đúng chế độ quy định.

Điều 4. Tổ chức chuyển giao tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP có trách nhiệm chuyển giao các tài sản quy định tại Điều 3 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản trong thời gian chờ xử lý.

2. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 01-BBBQ ban hành kèm theo Thông tư này và có sự chứng kiến của Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính (trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản và đơn vị tiếp nhận là cơ quan trung ương); Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch nơi có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu (trường hợp đơn vị chủ trì, xử lý tài sản hoặc đơn vị tiếp nhận là cơ quan địa phương).

3. Danh mục hồ sơ kèm theo Biên bản bàn giao tài sản bao gồm:

a) Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: 01 bản sao;

b) Giấy chứng nhận kết quả giám định tài sản (nếu có): 01 bản sao;

c) Bảng kê chi tiết tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu: 01 bản chính;

d) Hồ sơ, tài liệu khác (nếu có).

4. Bản chính các hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này do đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản bảo quản. Các bản sao hồ sơ bàn giao cho đơn vị tiếp nhận phải được người có thẩm quyền của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản ký xác nhận và đóng dấu.

Điều 5. Danh sách cơ quan quản lý chuyên ngành được giao quản lý, xử lý tài sản

Danh sách các cơ quan quản lý chuyên ngành được giao quản lý, xử lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP được quy định như sau:

1. Tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật được chuyển giao cho:

a) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia;

b) Bảo tàng nhà nước cấp tỉnh nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Tài sản là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, trang thiết bị đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh được chuyển giao cho:

a) Bộ chỉ huy Quân sự cấp tỉnh nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

b) Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

c) Cơ quan nhà nước được phép sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

3. Tài sản là chất phóng xạ chuyển giao cho Viện Năng lượng nguyên tử - Bộ Khoa học và Công nghệ.

4. Tài sản là lâm sản quý hiếm, trừ tài sản quy định tại khoản 6 Điều này được chuyển giao cho:

a) Cục Kiểm lâm, Chi cục kiểm lâm cấp tỉnh, Hạt kiểm lâm cấp huyện, Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng, Hạt kiểm lâm rừng phòng hộ để thả lại nơi cư trú tự nhiên đối với động vật rừng còn sống;

b) Vườn thú do Nhà nước quản lý;

c) Các cơ sở nghiên cứu khoa học (bao gồm cả cơ sở nghiên cứu nhân giống), giáo dục môi trường, Viện nghiên cứu chuyên ngành;

d) Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam.

5. Tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm thuộc nhóm IB được chuyển giao theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Các tài sản khác là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP quản lý và thực hiện việc xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Tổ chức chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành để xử lý

1. Đối với tài sản phải chuyển giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để xử lý quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Điều 5 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP có trách nhiệm gửi quyết định tịch thu và thông báo về chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản tịch thu cho Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính (trong trường hợp người ra quyết định tịch thu thuộc cơ quan trung ương), Sở Tài chính (trong trường hợp người ra quyết định tịch thu thuộc cơ quan địa phương) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Điều 5 Thông tư này để quản lý, xử lý.

Đối với tài sản quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thực hiện xử lý theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này.

2. Thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản bị tịch thu quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý chuyên ngành quản lý, xử lý:

a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định chuyển giao đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương ra quyết định tịch thu; tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương ra quyết định tịch thu cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương khác;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển giao đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương ra quyết định tịch thu, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định chuyển giao, đơn vị chủ trì, xử lý tài sản có trách nhiệm chuyển giao tài sản và toàn bộ hồ sơ liên quan đến tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành.

4. Việc chuyển giao tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 02- BBCG ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Sau khi hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận tài sản, cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Điều 5 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

6. Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức xử lý tài sản theo quyết định của cấp có thẩm quyền và quy định của pháp luật có liên quan.

Riêng đối với các trường hợp chứng chỉ có giá có khả năng chuyển đổi thành tiền (séc, trái phiếu), việc xử lý được thực hiện như sau:

a) Đối với trường hợp đủ điều kiện chuyển đổi thành tiền mặt, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản làm thủ tục chuyển đổi thành tiền mặt và chuyển nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định;

b) Đối với trường hợp không đủ điều kiện chuyển đổi thành tiền, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản làm thủ tục gửi Kho bạc nhà nước để lưu giữ, bảo quản.

Điều 7. Phạm vi tang vật, phương tiện chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để sử dụng

1. Phương tiện vận tải gồm:

a) Xe ô tô;

b) Xe mô tô, xe gắn máy và các loại phương tiện vận tải khác có tỷ lệ chất lượng còn lại từ 50% trở lên.

2. Máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc bao gồm:

a) Trang thiết bị văn phòng có tỷ lệ chất lượng còn lại từ 50% trở lên, bao gồm: máy vi tính để bàn, máy vi tính xách tay, máy in, máy fax, máy photocopy, máy chiếu, điện thoại cố định và các trang thiết bị và phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;

b) Máy móc, trang thiết bị dùng cho công tác chuyên môn có tỷ lệ chất lượng còn lại từ 50% trở lên và đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, bao gồm: Máy móc, thiết bị đo lường phân tích, thiết bị thí nghiệm và các loại máy móc, trang thiết bị chuyên dùng khác.

3. Đối với các tài sản quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này có tỷ lệ chất lượng còn lại dưới 50% được xử lý như sau:

a) Bán đấu giá trong trường hợp tài sản còn giá trị sử dụng;

b) Tiêu hủy trong trường hợp tài sản không còn giá trị sử dụng.

Điều 8. Tổ chức chuyển giao tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để sử dụng

1. Đối với các tài sản quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại Điều 5 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP có trách nhiệm gửi quyết định tịch thu và thông báo về chủng loại, số lượng, khối lượng, hiện trạng của tài sản tịch thu cho Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính (trong trường hợp người ra quyết định tịch thu thuộc cơ quan trung ương), Sở Tài chính (trong trường hợp người ra quyết định tịch thu thuộc cơ quan địa phương) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.

2. Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản và nhu cầu sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cơ quan tài chính quy định tại khoản 1 Điều này quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP.

Trường hợp không thực hiện được theo hình thức chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, cơ quan tài chính có trách nhiệm thông báo lại cho đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản để bán đấu giá theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định chuyển giao, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện chuyển giao tài sản và các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản cho cơ quan được tiếp nhận.

Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 02-BBCG ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với tài sản xử lý theo hình thức chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước khi quyết định phê duyệt phương án xử lý; thực hiện ghi chi ngân sách nhà nước khi chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Giá trị tài sản để hạch toán là giá trị của tài sản đã được người có thẩm quyền xác định theo quy định tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Trường hợp tài sản chưa được xác định giá trị, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thành lập Hội đồng xác định giá trị của tài sản để xác định giá trị. Thành phần Hội đồng bao gồm:

a) Đại diện của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản: Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện cơ quan tiếp nhận tài sản;

c) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản hoặc đại diện cơ quan tài chính nhà nước (Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch) nơi có tang vật, phương tiện chuyển giao.

5. Sau khi tiếp nhận tài sản, cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản và thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 9. Thủ tục thực hiện xử lý tài sản trong trường hợp đặc biệt cần xử lý theo hình thức khác

Đối với các trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thực hiện như sau:

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định tịch thu, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP lập phương án xử lý báo cáo Bộ Tài chính hoặc báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có) để đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

Trong phương án xử lý phải nêu rõ: loại tài sản; số lượng/khối lượng tài sản; hiện trạng tài sản; đề xuất hình thức xử lý đối với từng loại tài sản và cơ sở đề xuất hình thức xử lý đó;

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt phương án xử lý. Trường hợp xét thấy phương án đề xuất không phù hợp, Bộ trưởng Bộ Tài chính có văn bản đề nghị đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thực hiện tiêu hủy tài sản theo quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP.

Mục 2: QUẢN LÝ, XỬ LÝ VẬT CHỨNG VỤ ÁN, TÀI SẢN CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN BỊ TỊCH THU

Điều 10. Bảo quản tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

1. Đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP chịu trách nhiệm bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản không có kho bãi để bảo quản tài sản thì được ủy quyền hoặc thuê cơ quan, tổ chức có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kho tàng để bảo quản. Việc ủy quyền, thuê bảo quản tài sản phải được lập thành hợp đồng theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu có các loại tài sản là vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, vũ khí, chất nổ, chất phóng xạ, phương tiện kỹ thuật đặc chủng và các tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh, tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, lâm sản, việc bảo quản được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư này.

3. Việc chuyển giao tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu cho cơ quan chuyên ngành để bảo quản thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

Điều 11. Trình tự quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận bàn giao tài sản từ cơ quan thi hành án (đối với tài sản có quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày quyết định tịch thu có hiệu lực pháp luật (đối với tài sản do cơ quan điều tra, Viện kiểm sát ra quyết định tịch thu), đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản để trình cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP phê duyệt.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản về phương án xử lý tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu, cấp có thẩm quyền quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều 23 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP có trách nhiệm phê duyệt phương án xử lý tài sản.

Đối với tài sản là vật có giá trị lịch sử, văn hóa, cổ vật, bảo vật quốc gia, sau khi nhận được báo cáo của đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản bị tịch thu có trách nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án xử lý.

Điều 12. Tổ chức chuyển giao tài sản cho cơ quan chuyên ngành để xử lý

1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định chuyển giao, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản có trách nhiệm chuyển giao tài sản và hồ sơ liên quan đến tài sản cho cơ quan quản lý chuyên ngành quy định tại Điều 5 Thông tư này.

2. Việc chuyển giao tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 02- BBCG ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Sau khi hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận, cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

4. Việc tổ chức xử lý tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư này.

Điều 13. Tổ chức chuyển giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để sử dụng

1. Phạm vi tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để sử dụng thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này.

2. Đối với các tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định chuyển giao, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản chủ trì xác định giá trị tài sản chuyển giao; thực hiện chuyển giao tài sản và các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến tài sản cho cơ quan được tiếp nhận.

Thành phần Hội đồng xác định giá trị tài sản chuyển giao thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành biên bản theo Mẫu số 02-BBCG ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với tài sản xử lý theo hình thức chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng, thực hiện hạch toán ghi thu ngân sách nhà nước khi quyết định phê duyệt phương án xử lý; thực hiện ghi chi ngân sách nhà nước khi chuyển giao cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng.

4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận có trách nhiệm hạch toán tăng tài sản và thực hiện quản lý, sử dụng tài sản được tiếp nhận theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

Điều 14. Bán chỉ định tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu

1. Đối với các tài sản được bán chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt phương án xử lý của cấp có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản có trách nhiệm xác định giá bán chỉ định.

Việc xác định giá bán chỉ định được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.

2. Căn cứ vào phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giá bán chỉ định được xác định tại khoản 1 Điều này, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản thực hiện bán tài sản cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

3. Việc bán chỉ định tài sản được lập thành Hợp đồng theo Mẫu số 03- HĐBCĐ ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 15. Xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá

Việc xác định giá khởi điểm của tài sản là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu để bán đấu giá được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 137/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 9 năm 2010 quy định việc xác định giá khởi điểm của tài sản nhà nước bán đấu giá và chế độ tài chính của Hội đồng bán đấu giá tài sản.

Mục 3: QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN VÔ CHỦ, TÀI SẢN BỊ ĐÁNH RƠI, BỎ QUÊN, DI SẢN KHÔNG NGƯỜI THỪA KẾ ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC

Điều 16. Bảo quản tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

Việc bảo quản tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và thủ tục chuyển giao tài sản để bảo quản thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.

Điều 17. Lập, phê duyệt phương án xử lý, tổ chức xử lý tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

Việc lập, phê duyệt phương án xử lý và tổ chức xử lý tài sản vô chủ, tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, di sản không người thừa kế được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP; các Điều 11, 12, 13, 14 và 15 Thông tư này.

Điều 18. Hội đồng xác định giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên để làm căn cứ chi thưởng

1. Người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP quyết định thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên để làm căn cứ chi thưởng.

2. Thành phần Hội đồng định giá:

a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện cơ quan tài chính (Bộ Tài chính đối với tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương phê duyệt phương án xử lý; Sở Tài chính đối với tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương phê duyệt phương án xử lý);

c) Đại diện cơ quan, đơn vị giao tiếp nhận, bảo quản tài sản;

d) Đại diện cơ quan chuyên môn kỹ thuật hoặc các chuyên gia về tài sản;

đ) Các thành viên khác có liên quan.

3. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng định giá:

Hội đồng định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham dự. Các quyết định của Hội đồng phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành và được lập thành biên bản. Trong trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.

Hội đồng có thể thuê hoặc giao cho cơ quan, đơn vị được giao tiếp nhận, bảo quản tài sản quy định tại Điều 26 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP thuê tổ chức đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên để xem xét, tham khảo trước khi quyết định.

Đại diện tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên và cung cấp thông tin được quyền tham dự các cuộc họp của Hội đồng định giá và có thể phát biểu ý kiến nhưng không có quyền biểu quyết.

4. Hội đồng có trách nhiệm định giá tài sản bị đánh rơi, bỏ quên theo các quy định hiện hành của pháp luật về nguyên tắc, phương pháp, chuẩn mực thẩm định giá. Trường hợp đặc biệt không thể xác định được giá trị của tài sản thì Hội đồng có văn bản thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 29 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP biết để quyết định mức thưởng theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP.

5. Thời hạn ra kết quả định giá của Hội đồng định giá là 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định thành lập. Trường hợp tài sản định giá phức tạp thì có thể gia hạn thời gian định giá nhưng thời gian gia hạn không quá 30 ngày.

6. Hội đồng định giá tự giải thể sau khi hoàn thành việc định giá.

Mục 4: XỬ LÝ TÀI SẢN DO CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TỰ NGUYỆN CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CHO NHÀ NƯỚC

Điều 19. Bảo quản tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước

Việc bảo quản tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước và thủ tục chuyển giao tài sản để bảo quản thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP và Điều 10 Thông tư này.

Điều 20. Lập, phê duyệt phương án xử lý, tổ chức xử lý tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước

Việc lập, phê duyệt phương án xử lý và tổ chức xử lý tài sản do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước được thực hiện theo quy định các tại Điều 33, 34 và 35 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP; các Điều 11, 12, 13, 14 và 15 Thông tư này.

Điều 21. Hình thức xử lý tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết

1. Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại của Hội đồng kiểm kê phân loại quy định tại Điều 16 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản có trách nhiệm lập phương án xử lý tài sản để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hình thức xử lý tài sản:

a) Đối với tài sản gắn liền với đất (nhà làm việc, nhà xưởng và các công trình gắn liền với đất khác):

- Chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để quản lý, sử dụng;

- Chuyển giao cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để quản lý, vận hành, kinh doanh theo hình thức ghi tăng vốn;

- Bán đấu giá theo quy định của pháp luật;

- Phá dỡ, hủy bỏ đối với tài sản đã xuống cấp, không còn giá trị sử dụng; vật liệu thu hồi thực hiện xử lý bán.

b) Đối với tài sản khác không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này:

- Chuyển giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý, sử dụng đối với tài sản là phương tiện vận tải, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, thiết bị thí nghiệm theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

- Bán đấu giá;

- Phá dỡ, hủy bỏ đối với tài sản đã xuống cấp, không còn giá trị sử dụng; vật liệu thu hồi thực hiện xử lý bán.

Điều 22. Tổ chức xử lý tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết

1. Đối với tài sản chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị để quản lý, sử dụng, việc tổ chức xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này.

2. Đối với tài sản chuyển giao cho doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản tổ chức xác định giá trị tài sản theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

3. Đối với tài sản bán đấu giá và vật liệu thu hồi được xử lý bán thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP và Điều 14, Điều 15 Thông tư này.

4. Đối với tài sản phải phá dỡ, hủy bỏ, việc tổ chức xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP.

5. Đối với tài sản gắn liền với đất, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.

Mục V: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG QUẢN LÝ, XỬ LÝ TÀI SẢN ĐƯỢC XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC

Điều 23. Nội dung chi quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Các khoản chi phí liên quan đến quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; tài sản của vụ án hình sự chuyển sang xử lý hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

2. Các khoản chi phí liên quan đến quản lý, xử lý vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu; tài sản của vụ việc vi phạm hành chính chuyển sang xử lý hình sự bị tịch thu; các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của nhà nước bao gồm:

a) Chi phí vận chuyển, bảo quản; chi phí kiểm nghiệm, giám định, định giá tài sản; chi bồi thường tổn thất do nguyên nhân khách quan (nếu có) tới thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cơ quan tiếp nhận, bảo quản tài sản đã được Nhà nước bố trí kho bãi, phương tiện vận tải, kinh phí thường xuyên thì không được thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản những tài sản đó;

b) Chi phí giao, nhận, bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản tài sản từ thời điểm có quyết định phê duyệt phương án xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến khi hoàn thành việc xử lý;

c) Các chi phí phát sinh trong quá trình xử lý bán tài sản: chi phí định giá khởi điểm; chi thuê giám định, thuê sửa chữa tài sản để bán nếu tài sản phải sửa chữa mới bán được; chi khắc phục tổn thất về tài sản do nguyên nhân khách quan; phí bán đấu giá trả cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, chi phí bán đấu giá do Hội đồng bán đấu giá thực hiện (đối với trường hợp bán đấu giá thông qua Hội đồng bán đấu giá tài sản);

d) Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với trường hợp hàng thuộc diện tạm nhập, tái xuất nhưng nay cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhập khẩu chính thức;

đ) Chi phí cho việc chăm sóc, cứu hộ động vật hoang dã trước khi xử lý theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e) Chi bồi dưỡng, chi thưởng, làm đêm, thêm giờ cho tổ chức, cá nhân tham gia xử lý tài sản;

g) Chi bồi dưỡng trong thời gian điều trị cho cán bộ, chiến sỹ bị tai nạn, bị thương trong khi thực hiện xử lý tài sản;

h) Phí, lệ phí (nếu có);

i) Chi phí thực hiện tiêu hủy tài sản;

k) Các khoản chi khác có liên quan.

Điều 24. Nguyên tắc chi quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Đối với các khoản chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo quy định đó. Đối với các khoản chi phí chưa có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì Thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản quyết định trên cơ sở thực tế phát sinh và khả năng kinh phí thực hiện xử lý tài sản và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

2. Đối với các khoản chi phí mua tin, chi phí hợp lý, hợp lệ phát sinh trong quá trình xử lý vi phạm pháp luật hình sự trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lận, gian lận thương mại, hàng giả và Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày 14 tháng 4 năm 2010 về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 59/2008/TT-BTC.

3. Đối với các vụ việc từ hành chính chuyển sang xử lý hình sự hoặc từ hình sự chuyển sang xử lý hành chính, chi phí vận chuyển, bảo quản phát sinh trước khi chuyển giao được tính vào kinh phí chi thường xuyên của đơn vị bảo quản tài sản; các khoản chi phí khác theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này được thanh toán từ nguồn kinh phí xử lý tài sản theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP.

Điều 25. Thanh toán các khoản chi quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước

1. Các khoản chi được thanh toán phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định. Trường hợp các khoản chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện (như chi phí giám định, chi chăm sóc, cứu hộ động vật và các khoản chi khác) thì được sử dụng phiếu thu của cơ quan nhà nước đó để làm căn cứ thanh toán chi phí.

2. Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương duyệt chi các khoản chi phí xử lý tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp tỉnh ra quyết định xác lập sở hữu của Nhà nước; Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện duyệt chi các khoản chi phí xử lý tài sản do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện, cấp xã ra quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

3. Việc thanh toán các khoản chi phí quy định tại Điều 23 Thông tư này được thực hiện theo mức chi thực tế hợp lý, hợp lệ của từng vụ việc hoặc mức khoán do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đối với các loại tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước phát sinh thường xuyên, căn cứ vào tình hình thực tế quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tỷ lệ (mức) khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước trên số tiền thu được từ xử lý tài sản cho đơn vị chủ trì quản lý, xử lý thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương để áp dụng thống nhất. Mức khoán tối đa không vượt quá 40% số tiền thu được từ xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản được chủ động sử dụng chi phí được khoán để chi cho các nội dung theo quy định tại Điều 23 Thông tư này.

Trường hợp trong quá trình thực hiện xử lý tài sản, chi phí xử lý thực tế vượt quá mức khoán quy định và có đầy đủ các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc chi cho xử lý tài sản là cần thiết và phù hợp, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản báo cáo cơ quan tài chính có thẩm quyền duyệt chi quy định tại khoản 2 Điều này để xem xét, quyết định.

4. Đối với những vụ việc hình sự hoặc vụ việc từ hành chính chuyển sang xử lý hình sự và được cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ vụ án, trong thời hạn một (01) năm, kể từ ngày có quyết định đình chỉ vụ án, đơn vị chủ trì quản lý, xử lý tài sản có trách nhiệm thanh toán các chi phí có liên quan đến quản lý, xử lý tang vật bị tịch thu của vụ việc đó từ nguồn kinh phí quy định tại Điều 37 Nghị định số 29/2014/NĐ-CP.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2014.

2. Bãi bỏ Thông tư số 166/2009/TT-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số loại tài sản tịch thu và tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó.

Điều 27. Tổ chức thực hiện

1. Ban hành kèm theo Thông tư này các biểu mẫu quy định về biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản để bảo quản, Biên bản bàn giao, tiếp nhận, bán chỉ định tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, Quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, Quyết định chuyển giao, bán, tiêu hủy tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để phối hợp giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng bí thư; Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, QLCS.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG


(Đã ký)

Nguyễn Hữu Chí

 

 

 

 

Approved
Attachment
  
138/2014/TT-BTC
Quy định về định mức chi phí nhập, định mức chi phí xuất tại cửa kho và định mức chi phí bảo quản thuốc nổ Pentrit (TEN) dự trữ quốc gia
Thông tư530Bộ Tài chính9/25/2014 9:35 AM

BỘ TÀI CHÍNH

-------

Số: 138/2014/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2014

                                 

                                        

THÔNG TƯ

Quy định về định mức chi phí nhập, định mức chi phí xuất tại cửa kho và

định mức chi phí bảo quản thuốc nổ Pentrit (TEN) dự trữ quốc gia

 

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;

Căn cứ Luật dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Bộ Công Thương tại công văn số 11751/BCT-KHCN ngày 20/12/2011 và Công văn số 2751/BCT-KH ngày 01/4/2013 về ban hành định mức nhập, bảo quản và xuất thuốc nổ Pentrit (TEN) dự trữ quốc gia,

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về định mức chi phí nhập, định mức chi phí xuất tại cửa kho và định mức chi phí bảo quản thuốc nổ Pentrit (TEN) dự trữ quốc gia.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho và chi phí bảo quản thuốc nổ Pentrit dự trữ quốc gia (sau đây gọi là thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia).

2. Định mức chi phí nhập, định mức chi phí xuất tại cửa kho và định mức chi phí bảo quản thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, nhập, xuất, bảo quản thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia.

Điều 2. Nội dung định mức

1. Định mức chi phí nhập được tính cho một lần nhập đối với 01 tấn thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia tại cửa kho là: 58.807 đồng.

2. Định mức chi phí xuất được tính cho một lần xuất đối với 01 tấn thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia tại cửa kho là: 141.189 đồng.

3. Định mức chi phí bảo quản lưu kho trong một năm đối với 01 tấn thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia là: 4.383.594 đồng.

4. Định mức chi phí nhập, định mức chi phí xuất tại cửa kho và định mức chi phí bảo quản thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia bao gồm các nội dung chi có liên quan trực tiếp đến công tác nhập, xuất, bảo quản thuốc nổ; cụ thể:

a) Chi phí nhân công, bao gồm: Lương thủ kho, bảo vệ và các khoản trích nộp theo lương theo quy định; chi phí thuê bốc xếp đảo hàng, khử trùng kho, đóng gói, hạ kiêu, bốc xếp qua cân, bốc hàng lên phương tiện hoặc từ phương tiện vào kho; chi phí thuê phương tiện bốc dỡ; bồi dưỡng độc hại, ăn ca của thủ kho, bảo vệ;

b) Chi phí vật tư sử dụng cho công tác nhập, bảo quản, xuất, bao gồm: Điện năng, nước, công cụ, dụng cụ bảo quản; khấu hao kho, bảo hộ lao động, bạt chống bão, phòng cháy chữa cháy, văn phòng phẩm;

c) Chi phí kiểm tra, kiểm định phục vụ nhập, xuất và bảo quản, bao gồm: Phí kiểm định chất lượng hàng trước khi xuất kho theo quy định, kiểm tra, kiểm định công cụ, dụng cụ bảo quản;

d) Chi phí quản lý;

đ) Chi phí xử lý môi trường;

5. Căn cứ nội dung định mức quy định tại Thông tư này, Bộ, ngành được giao trực tiếp quản lý thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia có trách nhiệm quy định các mức cụ thể cho các nội dung chi phí phù hợp với điều kiện quản lý nhưng đảm bảo không vượt quá định mức chung đã quy định.

Điều 3. Áp dụng định mức

 Định mức chi phí nhập, định mức chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và định mức chi phí bảo quản quy định tại Điều 3 Thông tư này được áp dụng làm căn cứ để xây dựng dự toán và quản lý chi phí, thực hiện kế hoạch nhập, xuất và bảo quản thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia từ năm 2015.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan đến việc quản lý thuốc nổ TEN dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

 

 

  Nơi nhận:    

- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;           

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;  

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, TCDT.                   

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

(đã ký)

 

 

 

Nguyễn Hữu Chí

 

 

 

 

 

 

 

 

Approved
Attachment
  
130 /2014/TT-BTC
Quy định về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia
Thông tư529Bộ Tài chính9/12/2014 1:13 PM

BỘ TÀI CHÍNH

--------

Số:  130 /2014/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------

 

Hà Nội, ngày  09  tháng 9  năm 2014

 

 

 

THÔNG TƯ

Quy định về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

 

Căn cứ Luật dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

          Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

          Thông tư này quy định về yêu cầu quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia; điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho dự trữ quốc gia; chế độ thanh tra, kiểm tra và báo cáo.

         Điều 2. Đối tượng áp dụng

         Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung cấp, giao nhận và quản lý hàng dự trữ quốc gia.

        Điều 3. Nội dung quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

        1. Yêu cầu quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

        2. Các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

        3. Thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

Chương II

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

Mục 1

YÊU CẦU VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

 

          Điều 4. Cơ sở quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia

         1. Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia hoặc phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia chuyên ngành.

         a) Đối với những mặt hàng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong đó đã quy định cụ thể các chỉ tiêu chất lượng thì phải tuân thủ theo các quy định về chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng đối với từng mặt hàng và thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định;

         b) Đối với những mặt hàng đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, nhưng chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật theo nhóm chỉ tiêu chất lượng mà không quy định các chỉ tiêu chất lượng cụ thể thì áp dụng theo quyết định của Bộ Tài chính hoặc quyết định của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính) ban hành các chỉ tiêu chất lượng, đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng cụ thể của nhóm chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với từng mặt hàng;

         c) Đối với những mặt hàng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì áp dụng theo tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực phù hợp đối với từng mặt hàng. Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực, áp dụng theo tiêu chuẩn cơ sở, các quy phạm quy định kỹ thuật của cơ sở sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất;

          d) Trường hợp chưa xây dựng được quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với mặt hàng mới đưa vào dự trữ; chưa kịp sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu kỹ thuật của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành do thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc công nghệ bảo quản, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng và quyết định chỉ tiêu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật bảo quản tạm thời để áp dụng sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài chính.

          Trong thời gian tối đa mười tám tháng (18 tháng) kể từ ngày bổ sung mặt hàng mới, hoặc kể từ ngày thay đổi yêu cầu kỹ thuật hoặc công nghệ bảo quản mới, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phải hoàn thành việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, gửi Bộ Tài chính ban hành.

           2. Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải tuân thủ theo đúng quy định liên quan đến quản lý chất lượng đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản khác.

           3. Hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho phải chịu sự thanh tra, kiểm tra về chất lượng theo quy định tại Mục 3 Chương này.

          Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thanh tra, kiểm tra có thể sử dụng tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện việc đánh giá theo các yêu cầu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia. Tổ chức đánh giá sự phù hợp phải độc lập, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả của mình.

          Điều 5. Chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp

          1. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm thẩm định, chỉ định, công bố công khai theo quy định của pháp luật danh sách các tổ chức có đủ điều kiện thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với hàng dự trữ quốc gia đặc chủng, chuyên ngành do bộ, ngành được phân công quản lý.

          2. Kết quả đánh giá của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định là cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho; là cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

          3. Nội dung đánh giá sự phù hợp gồm thử nghiệm, giám định, chứng nhận, kiểm định chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

          4. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

          5. Yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp tuân thủ theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật có liên quan.

          6. Kết quả chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp hàng dự trữ quốc gia của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, phải gửi Bộ Tài chính để theo dõi, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước.

          Điều 6. Chi phí đánh giá sự phù hợp

          1. Đối với hàng nhập kho: đơn vị cung cấp hàng hóa dự trữ quốc gia phải trả chi phí cho tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp. Đối với khoản chi phí này được thể hiện trong hồ sơ mời thầu.

          2. Đối với hàng lưu kho và xuất kho dự trữ quốc gia: đơn vị dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia phải trả chi phí cho tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp. Kinh phí chi cho đánh giá sự phù hợp được sử dụng từ nguồn kinh phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia do Ngân sách nhà nước cấp.

 

Mục 2

ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

 

          Điều 7. Kho chứa hàng dự trữ quốc gia

          1. Kho chứa hàng dự trữ quốc gia được xây dựng theo quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải đáp ứng các quy định của pháp luật có liên quan và được xây dựng theo tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu công nghệ bảo quản và đặc thù mỗi loại hàng dự trữ quốc gia; đảm bảo yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

          2. Trường hợp kho cũ, kho thuê, nằm ngoài quy hoạch mạng lưới kho dự trữ quốc gia, thì hàng năm trước khi thực hiện nhập hàng, Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ tình trạng chất lượng kho chứa, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc sử dụng kho chứa hàng dự trữ quốc gia.

          Điều 8. Trang thiết bị, công cụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia

          1. Đối với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

          a) Đơn vị trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia phải được trang cấp trang thiết bị, công cụ bảo quản phù hợp với công nghệ bảo quản đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia tương ứng và tuân thủ theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

          b) Trang thiết bị, công cụ bảo quản phải có danh mục, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật;

          c) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị, công cụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý. Bộ trưởng Bộ Tài chính giao Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước ban hành định mức và tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị, công cụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia áp dụng đối với các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc Tổng cục.

          2. Đối với các bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản lý hàng dự trữ quốc gia

          Các đơn vị được giao nhiệm vụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia; đơn vị được thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải có đầy đủ trang thiết bị, công cụ bảo quản, đáp ứng điều kiện nhập kho, xuất kho và lưu kho bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng dự trữ quốc gia.

          Điều 9. Điều kiện tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với kỹ thuật viên bảo quản và thủ kho (kiêm giao nhận và bảo quản)

          Kỹ thuật viên bảo quản, thủ kho (kiêm giao nhận và bảo quản) hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.

 

Mục 3

THANH TRA, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA

 

          Điều 10. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia: Bộ Tài chính có trách nhiệm quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện thanh tra, kiểm tra về chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 45 và Điều 52 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

          Tổng cục Dự trữ Nhà nước được Bộ Tài chính phân công thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

          2. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng dự trữ quốc gia; chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng hàng dự trữ quốc gia được Chính phủ giao quản lý.

          3. Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia có trách nhiệm tổ chức kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia trước khi nhập kho, xuất kho, trong quá trình lưu kho theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng cấp trên về chất lượng hàng dự trữ quốc gia do đơn vị trực tiếp quản lý.

          Điều 11. Kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          1. Hình thức kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          a) Kiểm tra trước khi nhập kho, xuất kho và quá trình lưu kho;

          b) Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm và tự kiểm tra để phục vụ công tác quản lý.

          2. Kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          a) Thủ trưởng các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia khi nhập kho, xuất kho và lưu kho bảo quản theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia và theo phân cấp thẩm quyền được quy định tại Điều 10 của Thông tư;

          b) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia quyết định kế hoạch tự kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia hàng năm theo yêu cầu quản lý và gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chậm nhất vào ngày 30 tháng 11 năm trước để tổng hợp;

          c) Kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch hàng năm do cơ quan quản lý chuyên trách về dự trữ quốc gia tiến hành;

          d) Kiểm tra đột xuất về chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          - Do yêu cầu quản lý, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thực hiện kiểm tra đột xuất chất lượng hàng dự trữ quốc gia. Việc kiểm tra đột xuất phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

          - Đơn vị dự trữ quốc gia tổ chức tự kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia khi có biến động của thời tiết, khí hậu hoặc trong các trường hợp đột xuất khác.

          3. Căn cứ kiểm tra về chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          a) Yêu cầu quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia;

          b) Yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên;

          c) Quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;

          d) Theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, các quy định về kiểm tra chất lượng của cấp có thẩm quyền đối với hàng dự trữ quốc gia trong quá trình lưu kho.

          Điều 12. Kiểm tra hàng năm về chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          1. Nội dung kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          a) Kiểm tra hồ sơ chất lượng hàng dự trữ quốc gia: Hồ sơ chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho và lưu kho dự trữ quốc gia, bao gồm văn bản pháp quy quy định về chất lượng hàng dự trữ quốc gia, biên bản kiểm tra, giao nhận, kết quả đánh giá sự phù hợp chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong quá trình nhập kho, xuất kho, lưu kho bảo quản và các tài liệu khác liên quan đến chất lượng hàng dự trữ quốc gia;

          b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quyết định ban hành chất lượng tạm thời (đối với những mặt hàng mới chưa có quy chuẩn) và các quy định hiện hành (khi có yêu cầu);

          c) Kiểm tra trực tiếp chất lượng hàng dự trữ quốc gia hoặc thuê tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định để đánh giá chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

          2. Thực hiện kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          a) Căn cứ kế hoạch kiểm tra hàng năm được phê duyệt, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định kiểm tra và thành lập Đoàn kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia;

          b) Lấy mẫu kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          - Mẫu hàng hóa dự trữ quốc gia được lấy theo phương pháp lấy mẫu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia tương ứng đối với từng mặt hàng tại các đơn vị dự trữ quốc gia để trực tiếp kiểm tra tại đơn vị dự trữ quốc gia hoặc gửi đến tổ chức được chỉ định đánh giá sự phù hợp được quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này để thực hiện kiểm tra, kiểm định, thử nghiệm, giám định. Trường hợp không có quy định về phương pháp lấy mẫu thì lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên với số lượng tối thiểu, đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra;

          - Mẫu hàng hóa dự trữ quốc gia sau khi lấy phải được lập biên bản, niêm phong hoặc mã hóa (nếu cần thiết); biên bản lấy mẫu phải có chữ ký của người lấy mẫu, đại diện đơn vị dự trữ quốc gia được lấy mẫu; tem niêm phong mẫu theo mẫu số 03. TNPM tại phụ lục kèm theo Thông tư này;

          - Biên bản lấy mẫu hàng hóa được quy định theo Mẫu số 02.BBLM tại phụ lục kèm theo Thông tư này;

          - Trường hợp đại diện đơn vị dự trữ quốc gia được lấy mẫu không ký biên bản thì biên bản có chữ ký của người lấy mẫu và trưởng đoàn kiểm tra vẫn có giá trị pháp lý.

          c) Bàn giao mẫu: mẫu kiểm tra được giao đến bộ phận kiểm tra (với các chỉ tiêu đoàn kiểm tra tự tổ chức kiểm tra) hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp và phải được lập thành biên bản bàn giao mẫu theo Mẫu số 04.BBBGM tại phụ lục kèm theo Thông tư này. Mẫu kiểm tra được chuyển đến bộ phận kiểm tra hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định trong thời gian tối đa 10 ngày kể từ ngày mẫu kiểm tra được lấy theo quy định;

          d) Lập biên bản kiểm tra hoặc phiếu kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          - Trường hợp Đoàn kiểm tra tự thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng được thì sau khi có kết quả kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra; biên bản kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo mẫu số 01.BBKT tại phụ lục kèm theo Thông tư này;

          - Trường hợp Đoàn kiểm tra không trực tiếp thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng hàng dự trữ quốc gia thì có thể lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định để kiểm tra. Kết quả kiểm định, thử nghiệm, giám định, chứng nhận của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định là căn cứ để Đoàn kiểm tra kết luận, thông báo với cơ quan kiểm tra xử lý tiếp sau quá trình kiểm tra;

          - Trường hợp kết quả kiểm tra cho thấy chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu trong trường hợp đang nhập hàng, thì Đoàn kiểm tra thông báo ngay kết quả kiểm tra cho đơn vị được kiểm tra biết để làm việc với đơn vị cung cấp hàng có biện pháp xử lý.

          đ) Đoàn kiểm tra và đơn vị được kiểm tra thông qua biên bản kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia;

          e) Đoàn kiểm tra kết luận về kết quả kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia; thông báo kết quả kiểm tra và kiến nghị với cơ quan đơn vị được kiểm tra; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

          3. Thời hạn thực hiện một cuộc kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          a) Đối với các cuộc kiểm tra hàng năm do Bộ trưởng Bộ Tài chính ký quyết định kiểm tra, thời gian không quá ba mươi ngày;

          b) Đối với các cuộc kiểm tra hàng năm do Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước ký quyết định kiểm tra, thời gian không quá mười lăm ngày;

          c) Đối với các cuộc kiểm tra khác, thời gian không quá năm ngày;

          d) Thời hạn một cuộc kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra đến khi kết thúc việc kiểm tra tại nơi được kiểm tra, không kể ngày lễ, ngày nghỉ.

          Điều 13. Thanh tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          Việc thanh tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, thanh tra chuyên ngành. Nội dung thanh tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia là thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia, bao gồm:

          1. Thanh tra việc chấp hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hàng dự trữ quốc gia, các tiêu chuẩn, quy định cụ thể về chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

          2. Thanh tra việc chấp hành các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia về kho chứa hàng, trang thiết bị công cụ bảo quản, kỹ thuật viên bảo quản, thủ kho và công tác bảo quản hàng dự trữ quốc gia.        

 

 

          Điều 14. Xử lý vi phạm chất lượng hàng dự trữ quốc gia

          1. Trường hợp hàng hóa không đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quyết định ban hành chất lượng tạm thời (đối với những mặt hàng mới chưa có quy chuẩn) và các quy định hiện hành thì được xử lý theo nguyên tắc:

          a) Đối với hàng hóa không đảm bảo chất lượng do nguyên nhân chủ quan của tập thể, cá nhân thì tập thể, cá nhân phải bồi thường tùy theo mức suy giảm chất lượng hàng dự trữ quốc gia;

          b) Đối với trường hợp hàng hóa dự trữ quốc gia không đảm bảo chất lượng do nguyên nhân khách quan thì đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia xác định rõ nguyên nhân khách quan và báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết.

          2. Trường hợp hàng hóa có kết quả thử nghiệm mẫu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc quyết định ban hành chất lượng tạm thời (đối với những mặt hàng mới chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia), thì xử lý như sau:

          a) Hàng hóa đang trong quá trình nhập kho dự trữ quốc gia: đoàn thanh tra, kiểm tra yêu cầu đơn vị nhập hàng tạm dừng việc nhập hàng; đồng thời đề nghị đơn vị dự trữ quốc gia yêu cầu đơn vị cung cấp hàng thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục, sửa chữa trong thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra. Hàng dự trữ quốc gia chưa đảm bảo chất lượng, yêu cầu đơn vị xử lý bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mới được nhập kho. Việc nhập kho chỉ được tiếp tục khi đơn vị cung cấp hàng đảm bảo hàng dự trữ quốc gia đạt yêu cầu chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đơn vị nhập hàng báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng cho cơ quan kiểm tra;

          b) Hàng dự trữ quốc gia đang trong quá trình bảo quản hoặc trong quá trình xuất kho: Đoàn thanh tra, kiểm tra lập biên bản yêu cầu đơn vị bảo quản thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục trong thời hạn ghi trong biên bản kiểm tra và có báo cáo bằng văn bản về việc đã khắc phục, xử lý xong.

          3. Trường hợp có vi phạm hành chính trong quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia, Đoàn thanh tra, kiểm tra lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và kiến nghị cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

          4. Hồ sơ chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về chất lượng hàng dự trữ quốc gia bao gồm:

          a) Quyết định kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch hàng năm;

          b) Biên bản kiểm tra của Đoàn thanh tra, kiểm tra;

          c) Thông báo kết quả thử nghiệm mẫu hoặc bằng chứng khẳng định hàng hóa không đảm bảo chất lượng;

          d) Biên bản vi phạm về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia;

          đ) Đề xuất các giải pháp khắc phục xử lý;

          e) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành chính về chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

         

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

          Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)

          1. Tham mưu giúp Bộ Tài chính thực hiện quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

          2. Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong phạm vi được phân công trực tiếp quản lý.

          3. Tổng hợp tình hình quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia hàng năm để Bộ Tài chính báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 16. Trách nhiệm của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia

          1. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong phạm vi được phân công quản lý.

          2. Tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Thông tư này; tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để tổng hợp, theo dõi báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ (theo mẫu số 05. BCCL tại phụ lục kèm theo Thông tư này).

          3. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Cụ thể:

          a) Báo cáo công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia 6 tháng đầu năm trước ngày 30 tháng 7 hàng năm;

          b) Báo cáo công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia cả năm trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo;

          c) Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia của cơ quan có thẩm quyền.

          Điều 17. Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia

          1. Chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia trong phạm vi được giao trực tiếp quản lý.

          2. Theo dõi, thống kê, tổng hợp và báo cáo tình hình chất lượng và các điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia với cấp trên quản lý trực tiếp.

          3. Chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Thông tư này.

          Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản hoặc được giao nhiệm vụ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.

          1. Trực tiếp tổ chức thực hiện bảo quản hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại hợp đồng thuê bảo quản đã ký kết.

          2. Chịu trách nhiệm toàn diện về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng dự trữ quốc gia trong thời gian lưu kho theo đúng hợp đồng đã ký.

          3. Chấp hành công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Mục 3 Chương II của Thông tư này.

          Điều 19. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2014.      

 

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.

 

  Nơi nhận:

- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;           

- Văn phòng Tổng bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;  

- Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực;

- Công báo;

- Website Chính phủ;

- Website Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, TCDT.       

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

(đã ký)

 

 

Nguyễn Hữu Chí

 

 

Approved
Attachment
  
92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP
Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
Thông tư liên tịch527Liên bộ9/9/2014 4:29 PM
BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TƯ PHÁP
- VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

----------------

Số: 92/2014/TTLT-BTC-BTP-VPCP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2014                          
 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm

 pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật

_________________

 

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 74/2012/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ;

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là văn bản) và hoàn thiện hệ thống pháp luật của các cơ quan, đơn vị, bao gồm các văn bản sau:

1. Luật, nghị quyết của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

4. Nghị định của Chính phủ.

5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

6. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.

7. Thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

9. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

12. Các văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (không bao gồm văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân).

Điều 2. Nguyên tắc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

1. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị. Ngoài nguồn kinh phí này, ngân sách nhà nước bố trí một khoản kinh phí để hỗ trợ cho việc xây dựng dự án luật, pháp lệnh, bao gồm cả chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thông báo và cấp cho cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra dự án luật, pháp lệnh.

2. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư này.

3. Việc bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại cơ quan, đơn vị được thực hiện theo chương trình, kế hoạch chính thức và chương trình, kế hoạch bổ sung trong năm, bảo đảm phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ và trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao. Trường hợp văn bản phải ban hành gấp, chưa có trong chương trình xây dựng văn bản hàng năm của Quốc hội, Chính phủ và trường hợp văn bản có trong chương trình nhưng chuyển sang năm sau hoặc tạm dừng thực hiện thì cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến Bộ Tài chính, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp để tổng hợp, bổ sung và điều chỉnh kinh phí cho phù hợp.

4. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính và quy định tại Thông tư này.

5. Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao, tính chất phức tạp của văn bản được dự kiến xây dựng và hoạt động hoàn thiện hệ thống pháp luật được dự kiến thực hiện, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì quyết định phân bổ định mức kinh phí cụ thể cho phù hợp.

Điều 3. Hoạt động và nội dung chi cho các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật

1. Các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện bao gồm:

a) Nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản;

b) Lập đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; dự kiến chương trình xây dựng nghị định của Chính phủ; chương trình xây dựng văn bản của các bộ, ngành và tổ chức phân công thực hiện;

c) Điều tra, khảo sát và nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn trong quá trình lập đề nghị xây dựng, soạn thảo văn bản và thi hành pháp luật;

d) Soạn thảo văn bản;

đ) Đánh giá tác động của văn bản;

e) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án, dự thảo văn bản; ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự án, dự thảo văn bản;

g) Góp ý, thẩm định dự án, dự thảo văn bản;

h) Thẩm tra của Văn phòng Chính phủ về dự án, dự thảo văn bản;

i) Rà soát, hệ thống hóa văn bản phục vụ trực tiếp cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

k) Công bố văn bản;

l) Dịch văn bản sang tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số;

m) Đánh giá tác động sau khi thi hành văn bản;

n) Theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật.

2. Căn cứ tính chất, mức độ phức tạp của mỗi hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, đơn vị được giao chủ trì nhiệm vụ thực hiện chi theo những nội dung sau:

a) Tập hợp, rà soát, đánh giá văn bản;

b) Dịch, hiệu đính tài liệu, văn bản tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt và ngược lại;

c) Tổ chức nghiên cứu lý luận và đánh giá, tổng kết thực tiễn về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

d) Điều tra, khảo sát về vấn đề liên quan phục vụ quá trình nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản; lập đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản; đánh giá tác động của văn bản; soạn thảo văn bản;

đ) Tổ chức họp, hội thảo, tọa đàm, hội nghị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

e) Chi soạn thảo các loại đề cương, bản thuyết minh, tờ trình; các loại báo cáo nghiên cứu lý luận và đánh giá, tổng kết thực tiễn; các loại báo cáo đánh giá tác động văn bản; dự thảo đề nghị xây dựng văn bản; dự thảo đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản và dự thảo văn bản;

g) Chi trả thù lao cho những người tham gia nghiên cứu, thực hiện tư vấn trong quá trình xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

h) Chi góp ý, tư vấn về đề nghị xây dựng văn bản; đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản; góp ý, thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản;

i) Tổ chức giới thiệu nội dung dự thảo văn bản, lấy ý kiến của nhân dân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản;

k) Chỉnh lý, hoàn thiện các loại đề cương, bản thuyết minh, tờ trình; các loại báo cáo; dự thảo đề nghị xây dựng văn bản; dự thảo đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản và dự thảo văn bản;

l) Chi cho các hoạt động công bố luật, pháp lệnh và các văn bản đã được cấp có thẩm quyền ký ban hành;

m) Tổ chức đánh giá tác động sau khi thi hành văn bản;

n) Tổ chức theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

o) In ấn, sao chụp, mua tài liệu và các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Điều 4. Định mức chi cho các nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Định mức chi có tính chất đặc thù, được bảo đảm từ ngân sách nhà nước cho một số nội dung trong các hoạt động xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được quy định cụ thể như sau:

1. Chi soạn thảo đề cương chi tiết dự thảo văn bản

a) Đối với luật, pháp lệnh:

Dự án luật, pháp lệnh soạn thảo mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 4.500.000 đồng/đề cương;

Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 3.800.000 đồng/đề cương.

b) Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội:

Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 3.000.000 đồng/đề cương;

Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 2.300.000 đồng/đề cương.

c) Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 2.300.000 đồng/đề cương;

Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề cương.

d) Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/đề cương;

Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương.

đ) Đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước:

Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/đề cương;

Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 800.000 đồng/đề cương.

2. Chi soạn thảo văn bản

a) Đối với luật, pháp lệnh:

Dự án luật, pháp lệnh soạn thảo mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 12.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

Dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản.

b) Đối với nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội:

Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 7.500.000 đồng/dự thảo văn bản;

Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 4.500.000 đồng/dự thảo văn bản.

c) Đối với quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 6.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 3.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

d) Đối với thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:

Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 4.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 2.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

đ) Đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước:

Soạn thảo văn bản mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 3.000.000 đồng/dự thảo văn bản;

Soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 2.000.000 đồng/dự thảo văn bản.

3. Chi soạn thảo các báo cáo phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật

a) Báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý, thẩm định: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/báo cáo.

b) Báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, ủy viên hội đồng thẩm định, báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng của cơ quan, đơn vị chủ trì soạn thảo:

Đối với dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/báo cáo;

Đối với dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo;

Đối với các văn bản còn lại: mức chi tối đa 800.000 đồng/báo cáo.

c) Báo cáo đánh giá tác động của văn bản:

Báo cáo đánh giá tác động sơ bộ: mức chi tối đa 4.000.000 đồng/báo cáo;

Báo cáo đánh giá tác động đơn giản: mức chi tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;

Báo cáo đánh giá tác động đầy đủ: mức chi tối đa 6.000.000 đồng/báo cáo.

d) Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

Báo cáo tổng hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trình Chính phủ do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng: mức chi tối đa 12.000.000 đồng/báo cáo;

Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật định kỳ hàng năm của các Bộ, ngành: mức chi tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo;

Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề: mức chi tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;

Báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật đột xuất: mức chi tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo.

4. Soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản

a) Văn bản góp ý:

Đối với dự án luật, pháp lệnh mới hoặc thay thế: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/văn bản;

Đối với dự án luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều: mức chi tối đa 700.000 đồng/văn bản;

Đối với các văn bản còn lại: mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản.

b) Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra:

Đối với dự án luật, pháp lệnh: mức chi tối đa 1.500.000 đồng/báo cáo;

Đối với dự thảo nghị định, nghị quyết, nghị quyết liên tịch, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên tịch: mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo;

Đối với dự thảo thông tư, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước: mức chi tối đa 500.000 đồng/báo cáo.

5. Chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu, các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình văn bản: mức chi tối đa 500.000 đồng/lần chỉnh lý.

6. Chỉnh lý dự thảo văn bản: mức chi tối đa 600.000 đồng/lần chỉnh lý.

7. Chi cho cá nhân tham gia họp, hội thảo, toạ đàm, hội nghị và họp báo

a) Tham gia họp, hội thảo, toạ đàm, hội nghị phục vụ công tác xây dựng dự kiến chương trình, soạn thảo, đánh giá tác động, góp ý, thẩm định, thẩm tra văn bản; điều tra, khảo sát; theo dõi, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật:

Chủ trì: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp;

Các thành viên tham dự: mức chi 100.000 đồng/người/cuộc họp;

Ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản.

b) Tham dự cuộc họp báo công bố luật, pháp lệnh và các văn bản đã được cấp có thẩm quyền ký ban hành:

Người chủ trì cuộc họp: mức chi 150.000 đồng/người/cuộc họp;

Các thành viên tham dự: mức chi 70.000 đồng/người/cuộc họp.

8. Chi thuê dịch và hiệu đính tài liệu

Dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt: mức chi tối đa 120.000 đồng/trang (350 từ);

Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài: mức chi tối đa 150.000 đồng/trang (350 từ);

Dịch tài liệu từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc thiểu số: mức chi tối đa 100.000 đồng/trang (350 từ);

Hiệu đính tài liệu dịch: mức chi tối đa 40.000 đồng/trang (350 từ).

Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông mức chi biên dịch được phép tăng tối đa 30% so với mức chi biên dịch nêu trên.

9. Chi lấy ý kiến tư vấn của chuyên gia độc lập

Trong trường hợp đề nghị xây dựng văn bản; đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản; thuyết minh, tờ trình, dự thảo văn bản và các báo cáo chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập thì mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo.

10. Ngoài việc thực hiện theo mức chi cho những nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này, mức chi cho những nội dung khác được thực hiện và áp dụng theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, gồm:

a) Đối với các khoản chi công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước, chi để tổ chức các cuộc họp, hội nghị, tọa đàm, sơ kết, tổng kết thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Đối với các khoản chi cho việc tổ chức các đoàn đi khảo sát ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đài thọ;

c) Đối với việc tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát, điều tra xã hội học được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn ngân sách nhà nước;

d) Đối với các khoản chi lập hệ cơ sở dữ liệu tin học hóa phục vụ cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu;

đ) Đối với công tác nghiên cứu, xây dựng các chuyên đề phục vụ công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật; xây dựng các loại thuyết minh, tờ trình; lập đề nghị xây dựng văn bản; lập đề nghị, dự kiến chương trình xây dựng văn bản; báo cáo đánh giá, tổng kết thực tiễn; báo cáo đánh giá tác động của văn bản; báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện và áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

e) Chi rà soát, hệ thống hoá văn bản phục vụ trực tiếp công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn về quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 5. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật

1. Định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải thực hiện trên cơ sở các hoạt động, nội dung chi, mức chi quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Thông tư này và được thực hiện như sau:

a) Dự thảo nghị định của Chính phủ, mức phân bổ kinh phí tối đa 38 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp, chỉ lấy ý kiến tham gia của một số Bộ, ngành Trung ương và tối đa 60 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phải lấy ý kiến tham gia của nhiều Bộ, ngành Trung ương, đoàn thể và địa phương. Trường hợp dự thảo nghị định phải tổ chức họp lấy ý kiến rộng rãi, nhiều lần với phạm vi rộng, thì mức phân bổ kinh phí do thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo, xây dựng quyết định trong phạm vi dự toán ngân sách chi thường xuyên được giao;

b) Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, dự thảo nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, nghị quyết liên tịch: mức phân bổ kinh phí tối đa 30 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp hoặc ít phải tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến và tối đa 50 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp hoặc phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần;

c) Dự thảo thông tư, thông tư liên tịch, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước: mức phân bổ kinh phí tối đa 15 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung ít phức tạp, phạm vi điều chỉnh hẹp và 30 triệu đồng/dự thảo văn bản có nội dung phức tạp, phạm vi đối tượng thực hiện rộng trong toàn quốc, phải tổ chức họp lấy ý kiến nhiều lần;

d) Đối với dự án luật, pháp lệnh thì mức phân bổ kinh phí được thực hiện căn cứ theo mức độ phức tạp của từng dự án luật, pháp lệnh.

2. Ngoài định mức phân bổ kinh phí quy định tại khoản 1 Điều này, căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí, trong trường hợp cần thiết thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì sắp xếp, bố trí một khoản kinh phí từ nguồn ngân sách chi thường xuyên đã được giao để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động có liên quan trong quá trình xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật. 

Điều 6. Lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật

1. Việc lập dự toán, quản lý kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện như sau:

a) Hàng năm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình; các hoạt động, nội dung chi quy định tại Điều 3 và mức chi quy định tại Điều 4 Thông tư này, các cơ quan, đơn vị lập dự toán chi tiết kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm gửi Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp trình Chính phủ để trình Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

b) Việc phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

c) Đối với kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra Luật, Pháp lệnh trong chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh được Quốc hội thông qua hàng năm được thực hiện như sau:

Trên cơ sở dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ cho các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo, thẩm định, thẩm tra Luật, Pháp lệnh trong chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh được Quốc hội thông qua của Văn phòng Quốc hội; Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài chính thực hiện thông báo kinh phí hỗ trợ xây dựng các dự án Luật, Pháp lệnh để các Bộ, cơ quan thực hiện.

2. Việc sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện như sau:

a) Việc thanh toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được thực hiện theo phương thức khoán trên sản phẩm hoàn thành kèm theo bảng kê chi tiết các nội dung chi, mức chi theo quy định tại Thông tư này, không cần kèm theo hóa đơn, chứng từ;

b) Trường hợp cuối năm nhiệm vụ xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật chưa hoàn thành được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển tiếp sang năm sau thực hiện thì được chuyển kinh phí tương ứng sang sử dụng và quyết toán vào năm sau;

c) Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật được chi cho nội dung nào thì hạch toán vào mục chi tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 09 năm 2014 và thay thế Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

2. Đối với kinh phí xây dựng văn bản và hoàn thiện hệ thống pháp luật năm 2014, các cơ quan, đơn vị chủ động sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách năm 2014 đã được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ

PHÓ CHỦ NHIỆM

 

(Đã ký)

 

Kiều Đình Thụ

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TƯ PHÁP
THỨ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

  Đinh Trung Tụng

KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

Trương Chí Trung

 

 

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ;

- Sở Tư pháp, Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng TTĐT: Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;

- Lưu: VT BTC, BTP, VPCP.

 

Approved
Attachment
  
104/2014/TT-BTC
Quy định bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước
Thông tư526Bộ Tài chính9/9/2014 2:23 PM

Approved
Attachment
  
2019/QĐ-BTC
Về việc ban hành tiêu chuẩn cơ sở đối với thiết bị khoan cắt và máy phát điện dự trữ quốc gia
Quyết định525Bộ Tài chính8/25/2014 1:24 PM

Approved
Attachment
  
65/2014/NĐ-CP
Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013
Nghị định524Chính phủ7/23/2014 3:06 PM

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2014/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2013

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số khoản của Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

Điều 2. Nguyên tắc khen thưởng

1. Thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng lớn được khen thưởng mức cao hơn. Chú trọng khen thưởng cá nhân là người trực tiếp lao động, công tác, chiến đấu (công nhân, nông dân, chiến sĩ) và cá nhân có nhiều sáng tạo trong lao động, công tác.

2. Khi xét khen thưởng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải căn cứ vào thành tích của tập thể do cá nhân đó lãnh đạo.

3. Đối với nữ là cán bộ lãnh đạo, quản lý, thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng có quá trình cống hiến được giảm 03 năm so với quy định chung.

Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, khi có nhiều cá nhân, tập thể cũng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ và tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.

4. Thời gian để đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính từ khi có quyết định khen thưởng lần trước.

Điều 3. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương có trách nhiệm giúp người đứng đầu xem xét, công nhận và đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.

3. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu để làm căn cứ xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm giúp Bộ trưởng xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được phong tặng sau năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương lần thứ hai.

Điều 4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

b) Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị công nhận.

2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học do Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp cơ sở giúp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xem xét, công nhận.

3. Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng gồm những thành viên có trình độ chuyên môn về lĩnh vực có liên quan đến nội dung sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học và các thành viên khác (nếu cần thiết).

Điều 5. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

2. Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

3. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

4. Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

5. Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).

Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).

6. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

Điều 6. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

“Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng cho các tập thể sau:

1. Các tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong tổng số tập thể đạt tiêu chuẩn Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2. Các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu các cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức.

3. Các tập thể tiêu biểu nhất trong phong trào thi đua theo chuyên đề do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động được đánh giá khi sơ kết, tổng kết từ 05 năm trở lên.

Điều 7. “Huân chương Sao vàng” tặng cho tập thể

“Huân chương Sao vàng” để tặng cho bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”, 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập.

2. Có bề dày truyền thống, có công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Điều 8. “Huân chương Hồ Chí Minh” tặng cho tập thể

“Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới, mô hình mới tiêu biểu cho cả nước học tập.

2. Có bề dày truyền thống, có công lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Điều 9. “Huân chương Độc lập” hạng nhất

1. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Tham gia hoạt động cách mạng liên tục trước năm 1945 và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương; Khu ủy viên, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;

c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên.

2. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được thành tích đặc biệt xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác được Nhà nước công nhận.

3. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 10. “Huân chương Độc lập” hạng nhì

1. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm);

b) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm).

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm);

c) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 năm trở lên.

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (03 nhiệm kỳ, từ 13 đến 15 năm).

2. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được nhiều thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác, được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị.

3. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng ba, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 11. “Huân chương Độc lập” hạng ba

1. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước;

b) Tham gia cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương;

c) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng, Vụ trưởng, Tỉnh ủy viên, Thành ủy viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam thời kỳ chống Mỹ, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện ủy viên hoặc chức vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;

d) Tham gia hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm);

đ) Tham gia hoạt động liên tục trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (01 nhiệm kỳ, từ 03 đến 05 năm); Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân.

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (02 nhiệm kỳ, từ 08 đến 10 năm).

2. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc ở một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao hoặc lĩnh vực khác được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị.

3. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 làn được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 12. “Huân chương Quân công” hạng nhất

1. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Bộ trưởng, Thứ trưởng, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc chức vụ tương đương; Đại tướng, Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 05 năm trở lên;

b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng nhì, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 04 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Điều 13. “Huân chương Quân công” hạng nhì

1. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân khu, Tổng cục trưởng thuộc Bộ Công an hoặc chức vụ tương đương từ 05 năm trở lên;

b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân.

2. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng ba, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

Điều 14. “Huân chương Quân công” hạng ba

1. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ công tác liên tục trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tổng cục trưởng thuộc Bộ Công an hoặc chức vụ tương đương từ 05 năm trở lên;

b) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hoặc hy sinh anh dũng được Nhà nước ghi nhận và nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương.

2. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và trưởng thành từ 30 năm trở lên.

Điều 15. “Huân chương Lao động” hạng nhất

1. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, có nhiều sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp nhà nước;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;

b) Có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp bộ, ngành, đoàn thể Trung ương công nhận.

Công nhân có 07 phát minh, sáng chế, sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 07 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

3. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh hoặc chức vụ tương đương;

b) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.

Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 10 năm trở lên;

c) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương.

Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương từ 05 năm trở lên.

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.

4. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 04 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 16. “Huân chương Lao động” hạng nhì

1. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, sáng kiến được ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong bộ, ngành, địa phương hoặc có công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc, tiêu biểu cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;

b) Có phát minh, sáng chế, sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp tỉnh công nhận.

Công nhân có 05 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Nông dân có phát minh, sáng chế, sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên và đã giúp đỡ nhiều hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

3. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu dài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ 6 năm đến dưới 10 năm.

Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên;

b) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.

Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 15 năm trở lên.

4. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 17. “Huân chương Lao động” hạng ba

1. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích xuất sắc, sáng tạo trong lao động, xây dựng Tổ quốc, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học, Hội đồng sáng kiến cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực;

b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

2. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại Điểm a hoặc b Khoản 1 Điều này;

b) Có sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả và được cấp huyện công nhận.

Công nhân có 03 sáng kiến mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.

Nông dân có sáng kiến hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 03 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân khác xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

3. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình cống hiến lâu đài, liên tục trong các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, có thành tích xuất sắc trong xây dựng Tổ quốc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Tham gia trong 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 05 năm.

Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị-xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.

b) Tham gia trong kháng chiến chống Mỹ hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:

Vụ trưởng, Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 6 năm đến dưới 10 năm.

Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm đến dưới 15 năm.

4. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

5. Người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài, tập thể người nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công nhận, đề nghị.

Điều 18. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm đặc biệt xuất sắc cấp nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc, trong thời gian đó có 04 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

c) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 04 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

Điều 19. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì đề tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân, trong thời gian đó có 03 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

c) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân;

b) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 03 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

Điều 20. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩm xuất sắc cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương về quốc phòng, an ninh, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

b) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, 05 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, thành tích có phạm vi ảnh hưởng, nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

c) Có thời gian phục vụ từ 30 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó hoặc chức vụ tương đương từ 10 năm trở lên.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương;

b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương hoặc có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương và 02 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương.

Điều 21. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân có thời gian làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Tiêu chuẩn xét tặng, truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, làm nhiệm vụ ở vùng biển, đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp đặc thù 100% trở lên được quy định như sau:

1. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan, công chức, viên chức, công nhân thuộc Công an nhân dân, thời gian công tác được nhân hệ số 2 để tính thời gian xét tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” các hạng.

2. Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân thời gian công tác đủ 01 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ thì được xét tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng ba.

3. Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân hy sinh và được công nhận liệt sĩ, nếu thời gian làm nhiệm vụ chưa đủ 01 năm thì được xét truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng ba; nếu thời gian làm nhiệm vụ từ 01 năm trở lên thì được xét truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhì.

Điều 22. “Huy chương Hữu nghị”

“Huy chương Hữu nghị” để tặng cho cá nhân người nước ngoài có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật và phong tục, tập quán Việt Nam.

2. Có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác tốt đẹp trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hóa, xã hội hoặc lĩnh vực khác giữa Việt Nam với các nước, các khu vực, liên khu vực, các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế.

Điều 23. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được 05 lần tặng giấy khen trở lên.

2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong trong lao động, sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện;

b) Công nhân có từ 02 sáng kiến trở lên mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;

c) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 02 năm trở lên, giúp đỡ hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.

3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;

b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

Điều 24. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương

1. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động hàng năm;

b) Lập được nhiều thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;

c) 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.

2. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.

3. Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

Điều 25. Giấy khen tặng cho gia đình

1. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

2. Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

Điều 26. Thẩm quyền xét tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”

1. Thủ trưởng cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”.

2. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Tập thể lao động tiên tiến” được thực hiện như sau:

a) Đối với cán bộ, công chức, công nhân, nông dân, người lao động thuộc quản lý của cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

b) Thủ trưởng đơn vị, tổ chức thuộc bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương có tư cách pháp nhân xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho cá nhân, tập thể thuộc thẩm quyền quản lý. Đối với đơn vị, tổ chức không có tư cách pháp nhân do thủ trưởng cấp trên trực tiếp xét tặng.

Điều 27. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ;

b) Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch nước là Phó Chủ tịch thứ nhất; Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là Phó Chủ tịch thường trực; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là Phó Chủ tịch;

c) Hội đồng có từ 13 đến 15 ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.

3. Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương quyết định thành phần các ủy viên và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.

4. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương là cơ quan thường trực, giúp việc cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

Điều 28. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ) là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương;

b) Hội đồng có từ 13 đến 15 thành viên, trong đó có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng là Phó Chủ tịch thường trực. Đối với bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương chưa thành lập Vụ Thi đua - Khen thưởng thì Trưởng Phòng (Ban) Thi đua - Khen thưởng là ủy viên thường trực Hội đồng. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định;

c) Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;

b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;

c) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể Trung ương kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;

d) Tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể Trung ương quyết định tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.

4. Vụ (Phòng, Ban) Thi đua - Khen thưởng của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương là thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp bộ.

Điều 29. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh

1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh) là cơ quan tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền về công tác thi đua, khen thưởng của địa phương.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

b) Hội đồng có từ 13 đến 15 thành viên, trong đó có từ 03 đến 04 Phó Chủ tịch. Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh là Phó Chủ tịch thường trực. Các Phó Chủ tịch khác và các ủy viên do Chủ tịch Hội đồng quyết định.

3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;

b) Định kỳ đánh giá kết quả phong trào thi đua và công tác khen thưởng; tham mưu việc sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; kiến nghị, đề xuất các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong từng năm và từng giai đoạn;

c) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra, giám sát các phong trào thi đua và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng;

d) Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phong tặng các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng;

4. Ban Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh là cơ quan thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp tỉnh.

Điều 30. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2014.

Bãi bỏ các Điều 4, 12, 13, 15; Khoản 2 Điều 16; Khoản 3, 4, 5 Điều 20; Khoản 2, 3 Điều 21; Điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 41 và 49 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG


(Đã ký)

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

 

 

 

 

 

Approved
1 - 30Next