Kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo trong ngành Dự trữ Nhà nước

(29/07/2021)

Phương tiện đo dùng để xác định các đặc tính hoặc tính năng sử dụng của sản phẩm, vật liệu, thiết bị nhằm phục vụ việc kiểm tra chất lượng, nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, bảo hành, sửa chữa và phục hồi sản phẩm; Việc tiến hành kiểm định/hiệu chuẩn phương tiện đo nhằm đảm bảo độ tin cậy, chính xác của phương tiện đo và là điều kiện cần thiết để bảo đảm việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu khoa học của ngành, của cơ sở.

Theo thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, tại Điều 3 mục 2 quy định:  Phương tiện đo nhóm 2 là phương tiện đo được sử dụng đo định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định tại văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam hiện hành.

Tại điều 25 của Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26/7/2019 quy định trách nhiệm của cơ sở sử dụng phương tiện đo, cụ thể:

- Bảo đảm các điều kiện bảo quản, sử dụng phương tiện đo theo quy định của nhà sản xuất, yêu cầu kỹ thuật đo lường của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền; duy trì đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo trong suốt quá trình sử dụng và giữa hai kỳ kiểm định.   

 - Thực hiện việc kiểm định định kỳ, kiểm định sau sửa chữa đối với phương tiện đo trong quá trình sử dụng.

- Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền.

- Bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa.

- Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”.

Đối với ngành DTNN các phương tiện đo được quy định tại bảng dưới đây

TT

Tên phương tiện đo

Biện pháp kim soát về đo lường

Chu kỳ

kiểm đnh

Phê duyệt

mẫu

Kiểm định

Ban đầu

Định k

Sau

sửa chữa

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

Lĩnh vực đo khối lượng

 

 

 

 

 

1

Cân phân tích

-

x

x

x

12 tháng

2

Cân kỹ thuật

-

x

x

x

12 tháng

3

Cân bàn

x

x

x

x

12 tháng

4

Cân đĩa

x

x

x

x

12 tháng

5

Cân ô tô

x

x

x

x

12 tháng

6

Cân băng tải

x

x

x

x

12 tháng

7

Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới

x

x

x

x

12 tháng

Lĩnh vực đo hóa lý

8

Phương tiện đo độ ẩm hạt nông sản

-

x

x

x

12 tháng

9

Phương tiện đo nồng độ SO2, CO2, CO, NOx trong không khí

-

x

x

x

12 tháng

Nguồn: Trích từ Điều 4. Danh mục phương tiện đo, biện pháp kiểm soát về đo lường

và chu kỳ kiểm định phương tiện đo, Thông tư 23/3013/BKHCN ngày 26/9/2013

Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2

 

Thông thường các thiết bị đo đạc, đo lường hiện đại cần phải được kiểm định, hiệu chuẩn để đảm bảo rằng chúng luôn trong tình trạng chính xác như đúng thông số kỹ thuật của chúng. Các phương tiện đo được sản xuất, lắp ráp tại nhà máy nước ngoài, đều được hiệu chuẩn nội bộ trước khi xuất khẩu, vận chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên khi về Việt Nam, do ảnh hưởng bởi từ trường, sự khác biệt về vĩ độ và độ cao, do quá trình vận chuyển hoặc các quy định về đo lường, nên các phương tiện đo đều phải hiệu chuẩn lại. Thông thường các nhà cung cấp sẽ hiệu chuẩn nội bộ trước khi bán cho người sử dụng. Người sử dụng cần phân biệt rõ giữa kiểm định và hiệu chuẩn các phương tiện đo.

 

Thực hiện đánh giá tay nghề của kiểm định viên tại Trung tâm Kiểm định hàng dự trữ

 

Kiểm định là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt. Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo. Việc kiểm định phương tiện đo do kiểm định viên đo lường thực hiện thống nhất theo các quy trình kiểm định. Thiết bị đo sau khi kiểm định đạt yêu cầu được dán tem kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước và có giá trị pháp lý trong cả nước.

Trong khi đó hiệu chuẩn phương tiện đo là thiết lập mối tương quan giữa đo lường và phương tiện đo. Hiệu chuẩn không mang tính chất bắt buộc. Dựa vào kết quả hiệu chuẩn, khách hàng tự quyết định xem thiết bị có sử dụng nữa hay không. 

Bản chất kỹ thuật của hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau: đó là việc so sánh phương tiện đo với chuẩn để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác của nó. Khác nhau là kiểm định theo yêu cầu của pháp lý, bắt buộc áp dụng trong khi hiệu chuẩn là tự nguyện.

Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2, phương tiện đo độ ẩm hạt, cân điện tử phải được kiểm định ban đầu, định kỳ, sau sửa chữa được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định chu kỳ kiểm định 12 tháng và phải được kiểm định và dán tem bởi tổ chức kiểm định được chỉ định.

Trong quá trình sử dụng phương tiện đo độ ẩm hạt, cân điện tử còn hiệu lực kiểm định nhưng có thể phát sinh thay thế, sửa chữa hay bảo dưỡng, chúng ta hoàn toàn có thể liên hệ các đơn vị có chức năng kiểm định để hiệu chỉnh lại cân.

Khi thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo độ ẩm hạt, kiểm định cân điện tử, chúng ta cần tìm hiểu về đơn vị thực hiện kiểm định để đảm bảo chất lượng kiểm định và đúng pháp luật. Việc kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo phải được thực hiện bởi các đơn vị đã đăng ký hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, được chỉ định thực hiện kiểm định và có phạm vi, năng lực phù hợp theo Thông tư 24/2013/TT-BKHCN ngày 30/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và được cấp giấy chứng nhận. 

Trung tâm Kiểm định hàng dự trữ là đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Công nghệ thông tin thống kê và Kiểm định hàng dự trữ (sau đây viết tắt là Cục CNTT) có chức năng giúp Cục trưởng tổ chức triển khai, thử nghiệm công nghệ, dịch vụ kỹ thuật phục vụ công tác nhập, xuất, bảo quản hàng DTQG, kiểm định, thử nghiệm chất lượng hàng DTQG, kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị phục vụ công tác nhập xuất bảo quản hàng DTQG theo yêu cầu của Tổ chức cá nhân.

 

Họp đoàn đánh giá kiểm định cân điện tử tại Trung tâm Kiểm định hàng dự trữ

 

Để thực hiện chức năng trên, trong thời gian qua Trung tâm đã không ngừng nâng cao năng lực cho Phòng Thử nghiệm (VILAS 628), hoàn thiện các căn cứ pháp lý cho phòng thử nghiệm như sau:

- Quyết định số 544.2020/QĐ-VPCNCL, ngày 25/6/2020 của Giám đốc văn phòng Công nhận chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ (BOA) về việc công nhận Phòng thí nghiệm Trung tâm Kiểm định hàng dự trữ phù hợp theo ISO/IEC 17025: 2017 với 02 danh mục phép thử và Hiệu chuẩn lĩnh vực sinh và lĩnh vực Hóa lý;

- Quyết định số 1404/QĐ-TCĐ, ngày 09/7/2021 về việc chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường của  Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn -  Đo lường- Chất lượng;

- Quyết định số 1405/QĐ-TCĐ, ngày 09/7/2021 về việc chứng nhận chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo của  Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn -  Đo lường- Chất lượng;

- Quyết định số 1406/QĐ-TCĐ, ngày 09/7/2021 về việc chứng nhận, cấp thẻ kiểm định viên đo lường của  Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường- Chất lượng.

Theo đó phòng VILAS 628 của Trung tâm hiện nay ngoài việc thử nghiệm chứng nhận chất lượng thóc, gạo dự trữ quốc gia còn được phép hiệu chuẩn, kiểm định phương tiện đo độ ẩm hạt; kiểm định cân điện tử, cân thông dụng.

Với năng lực hiện có, Trung tâm rất muốn được phối hợp với các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, triển khai hiệu chuẩn, kiểm định các máy đo độ ẩm hạt, kiểm định cân điện tử đang sử dụng ở các đơn vị Dự trữ. Quy trình, thủ tục, chi phí, hóa đơn tài chính cho việc hiệu chuẩn, kiểm định sẽ được Trung tâm thực hiện đơn giản, nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và đúng pháp luật. Việc phối hợp thực hiện với các đơn vị Dự trữ sẽ giúp các đơn vị thực hiện đúng quy định của pháp luật, góp phần quản lý tốt chất lượng hàng dự trữ quốc gia.

 

Trung tâm Kiểm định hàng dự trữ