Công điện khẩn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

(14/10/2020)

 

 

BỘ TÀI CHÍNH

TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC


Số: 09/CĐ-TCDT

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------

   Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2020

 

 

CÔNG ĐIỆN

Về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

 

Tổng cục Dự trữ Nhà nước điện: các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực: Hà Nội, Tây Bắc, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Đông Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Bắc Tây Nguyên

 

Ngày 11/10/2020, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Văn phòng Uỷ ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có Công điện số 23/CĐ-TW, gửi Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các Bộ, ngành, với nội dung:

- Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngay sau khi bão số 6 đi vào đất liền và suy yếu, trên vùng biển Đông Bắc Biển Đông đã xuất hiện tiếp một áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Hồi 13 giờ ngày 11/10, tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,0 độ Vĩ Bắc; 119,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 770km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ cấp 6, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 13 giờ ngày 12/10, tâm ATNĐ ở khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ cấp 7, giật cấp 9. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

- Để chủ động ứng phó với diễn biến của ATNĐ và tình hình mưa lũ đang diễn biến hết sức phức tạp tại khu vực Trung Bộ, Tổng cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực từ Nam Trung Bộ, Tây Nguyên trở ra phía Bắc thực hiện một số nội dung như sau:

1. Tổ chức trực ban, nắm bắt thông tin diễn biến của ATNĐ và tình hình mưa lũ trên địa bàn, kịp thời có biện pháp phòng, chống để đảm bảo an toàn về người, tài sản và hàng dự trữ quốc gia; đặc biệt chú trọng các vùng kho có địa hình trũng, mưa lũ kéo dài có khả năng gây ra ngập lụt.

2. Rà soát, chuẩn bị sẵn sàng hàng dự trữ quốc gia, nhất là lương thực, nhà bạt, phao cứu sinh, tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền để hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.

3. Đối với các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực bị ảnh hưởng của mưa lũ gây ra: tường rào bị đổ, tốc mái nhà bảo quản, tốc mái kho muối,…khẩn trương tiến hành sửa chữa khắc phục, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, hàng dự trữ quốc gia.

4. Các nội dung khác, thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước tại Công điện số 07/CĐ-TCDT ngày 16/9/2020.

Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ nếu có phát sinh, vướng mắc, những vấn đề vượt quá thẩm quyền kịp thời báo cáo về Tổng cục Dự trữ Nhà nước (qua Vụ Quản lý hàng dự trữ) để theo dõi, chỉ đạo.

Yêu cầu các đồng chí Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lãnh đạo Bộ Tài chính (để b/c);

- Lãnh đạo Tổng cục;

- Các Vụ: Kế hoạch; TVQT;

- Cục CNTT (đăng tin);

- Lưu: VT, Vụ QLHDT (27 bản).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG

PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

 

(Đã ký)

 

 

Phạm Vũ Anh

 




 


Tài liệu đính kèm:



Các tin đã đưa ngày: